Điều 1. Định nghĩa Trong đạo luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(1)  “Hôn ước” là thỏa thuận giữa hai người sắp kết hôn được lập ra  trong thời gian trước khi kết hôn và phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân.

(2)  “Tài sản” là khoản lợi ích, ở hiện tại hay trong tương lai, hợp pháp hoặc hợp lệ, tài sản riêng hay nằm trong tài sản chung với người khác, bất động sản hay tài sản của cá nhân, bao gồm cả thu nhập do lao động và các khoản thu nhập khác.

Điều 2. Hình thức

Hôn ước phải được làm bằng văn bản và được hai bên kí vào.  Hôn ước có thể có hiệu lực thi hành mà không cần có thêm bất cứ một sự xem xét nào khác.

Điều 3. Nội dung

(a)  Các bên tham gia lập hôn ước có thể thỏa thuận những nội dung sau:

(1)  Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đổi với tài sản của một bên hoặc cả hai bên ở bất kì thời điểm hay địa điểm nào do các bên sẵn có hoặc thu nhập được;

(2)  Quyền mua bán, sử dụng, chuyển nhượng, trao đổi, từ bỏ, cho thuê, tiêu dùng, dùng làm tài sản bảo đảm, thế chấp, cầm cố, tự định đoạt hay các quyền quản lí, kiểm soát khác đối với tài sản;

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi số –

(3)  Định đoạt tài sản khi li thân, li hôn, khi qua đời, hoặc khi xảy ra bất kì sự biến nào khác ;

(4)  Sự thay đổi hay chấm dứt việc cấp dưỡng giữa vợ chồng;

(5)  Lập chúc thư, uỷ thác, hay các biện pháp khác để thực hiện các nội dung của hôn ước;

(6)  Quyền sở hữu và tuỳ ý sử dụng tiền bảo hiểm có được từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của một người;

(7)  Vấn đề lựa chọn luật điều chỉnh đối với hôn ước và;

(8)  Bất kì các vấn đề khác bao gồm quyền và nghĩa vụ cá nhân nhưng không được trái với chính sách công và vi phạm pháp luật;

(b)  Quyền được chu cấp của con cái không thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi bởi những nội dung trong hôn ước.

Điều 4. Hiệu lực

Hôn ước bắt đầu có hiệu lực khi kết hôn.

Điều 5. Sửa đổi, hủy bỏ

Sau khi kết hôn, hôn ước có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi một văn bản được kí bởi cả hai vợ chồng. Thỏa thuận sửa đổi này sẽ có hiệu lực thi hành mà không cần một sự xem xét nào thêm. 

Điều 6. Thi hành

(a) Hôn ước sẽ không được thi hành nếu bên chống lại việc thi hành đã chứng minh được rằng:

(1) Một bên đã không tự nguyện thực hiện hôn ước; hoặc

(2) Hôn ước không hợp lí trước khi nó được thực hiện và trước khi thực hiện hôn ước,
một bên 

(i)  Đã không được cung cấp thông tin một cách công bằng và hợp lí về tài sản và các nghĩa vụ tài chính của bên kia;

(ii)  Đã không tự nguyện từ bỏ một cách rõ ràng bằng văn bản bất cứ quyền được cung cấp thông tin về tài sản và các nghĩa vụ tài chính của bên kia ngoại trừ thông tin đã được cung cấp; và 

(iii)  Đã không biết, hoặc đã không thể biết được một cách đầy đủ về tình trạng tài sản hoặc các nghĩa vụ tài chính của bên kia.

(b) Nếu có qui định của hôn ước về thay đổi hoặc chấm dứt việc cấp dưỡng giữa vợ chồng và việc thay đổi hoặc chấm dứt đó khiến một bên trong hôn ước này có đủ điều kiện được hưởng cấp dưỡng theo một chương trình hỗ trợ công nào đó tại thời điểm li thân hoặc li hôn thì tòa án có thể yêu cầu bên kia thực hiện việc cấp dưỡng ở một mức độ cần thiết để có thể tránh được trường hợp các bên cố tình thỏa thuận về việc thay đổi hay chấm dứt điều kiện cấp dưỡng để đủ điều kiện hưởng cấp dưỡng theo chương trình hỗ trợ.

(c) Tính không hợp lí của hôn ước sẽ theo phán quyết của tòa án.

Điều 7. Thi hành khi hôn nhân vô hiệu

Nếu việc kết hôn bị tuyên vô hiệu thì hôn ước chỉ được thi hành trong một phạm vi cần thiết để đảm bảo cho một hệ quả bất công không xảy ra.

Điều 8. Giới hạn của hành vi

Bất cứ qui định hạn chế nào áp dụng đối với hành động đòi cấp dưỡng theo hôn ước của các bên đều bị ngăn cản trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên, các bên có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ hợp lí nhằm hạn chế thời gian thi hành cho bên kia bao gồm trì hoãn và estoppel.

Điều 9. Áp dụng và giải thích từ ngữ 

Luật này được áp dụng và giải thích để thực hiện với mục đích chung là áp dụng thống nhất giữa các tiểu bang.

Điều 10. Tên của đạo luật

Tên của đạo luật là đạo luật thống nhất về hôn ước 

Điều 11. Hiệu lực từng phần

Nếu có bất cứ điều khoản nào của đạo luật này hoặc việc áp dụng đạo luật này đối với bất cứ người nào hoặc trường hợp nào bị vô hiệu thì sự vô hiệu đó sẽ không ảnh hưởng tới các điều khoản hoặc các áp dụng khác của đạo luật này.
ĐIỀU 12: THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC
ĐIỀU 13: HỦY BỎ. Các đạo luật và các phần của đạo luật sau đây sẽ bị hủy bỏ

Lưu ý từ PHẠM LINH NHÂM trước khi đọc tài liệu:
1.  Tài liệu này được dịch từ Uniform Premarital Agreement Act của Hoa Kì,  chỉ dịch nội dung chính (không bao gồm comment).
2.  Tài liệu này là bản dịch (bản lược dịch) không chính thức, thực hiện bởi Phạm Linh Nhâm – sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Luật Hà Nội khóa 2006 – 2010 để phục vụ cho việc làm khóa luật tốt nghiệp.
3.  Quyền tác giả đối với tài liệu này thuộc về Phạm Linh Nhâm. 
4.  Do người dịch không có chuyên môn về dịch thuật nên sai sót của bản dịch là điều không thể tránh khỏi.

Bản dịch của PHẠM LINH NHÂM – Sinh viên Khóa 31, Đại học Luật Hà Nội

SOURCE: http://phamlinhnham.wordpress.com/

(Nptlawyer.com LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

 ———————————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *