Hiện nay cả nước ta có trên 200.000 trẻ mồ côi không nương tựa, trẻ em khuyết tật và hàng vạn trẻ em bị nhiễm chất độc da cam…. Trong khi kinh tế khó khăn, Nhà nước chưa có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng chỉ có 20.000 em được nhận làm con nuôi (trên 13.000 trong nước, trên 6.000 nước ngoài). Việc cho nhận con nuôi chỉ đạt 1/10 như hiện nay do chúng ta chưa có một hành lang pháp luật cho vấn đề này.

Hội thảo pháp luật về nuôi con nuôi do Ủy ban Pháp Luật Quốc hội phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức vào ngày hôm qua (28/12) nhằm tiếp tục tiếp thu ý vào dự thảo Luật Nuôi con nuôi. Nhiều vấn đề được đặt ra trong hội thảo là mối quan hệ của trẻ làm con nuôi với các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi? Phí và lệ phí xin con nuôi đóng cho ai và ai quản lý phí này? Ai sẽ làm Chủ tịch Hội đồng xét duyệt hồ sơ con nuôi? Giới hạn độ tuổi cận trên (người xin con nuôi) và cận dưới (trẻ được xin làm con nuôi) v.v…. Bà Hà Thị Thanh Vân, Phó trưởng ban Chính sách – Luật pháp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng: dự thảo Luật không qui định độ tuổi cận trên là bao nhiêu để được nhận trẻ có độ tuổi dưới 36 tháng tuổi,  từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi và trên 72 tháng tuổi. Theo đại biểu Vân, luật nên qui định tuổi cận trên bắt buộc phải dưới 40 tuổi mới được xin nhận con nuôi dưới 72 tháng tuổi, vì trên 40 thì người xin con nuôi không cùng nhịp tầng tâm, sinh lý với trẻ dưới 72 tháng tuổi nên việc nuôi dạy con rất khó khăn. Cũng theo đại biểu này, cần phải có thêm số liệu thống kê của các cơ quan chức năng để xác định tỷ lệ giới tính xin con nuôi. “Chúng ta không biết tỷ lệ trai hay gái được xin làm con nuôi chênh lệch bao nhiêu? Xu hướng xin con nuôi thích trai hay gái? Tỷ lệ đó sẽ định hướng chúng ta soạn thảo những điều luật cho bé trai, bé gái cụ thể” – Đại biểu Vân ý kiến.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết, một trong những mục tiêu mà Ban Soạn thảo Luật Nuôi con nuôi hướng tới là sau khi Luật ban hành, con nuôi sẽ được luật bảo vệ như con đẻ. Về độ tuổi, dự luật quy định theo hướng tuổi cận dưới là dưới 16 tuổi và sẽ chú ý tuổi cận trên, cận dưới để loại bỏ tình trạng lợi dụng con nuôi trong vấn đề tình cảm, lạm dụng tình dục.

Ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khẳng định: Luật Nuôi con nuôi nếu được ban hành sẽ là căn cứ pháp lý cao nhất để giải quyết trình tự thủ tục xin nhận con nuôi, thay cho tất cả những thông tư, nghị định hay văn bản đưới luật hiện hành. Về độ tuổi thì thống nhất với Ban soạn thảo là dưới 16 tuổi nhưng qui định thêm những trường hợp ngoại lệ. “Trên 18 tuổi đến dưới 20 tuổi dứt khoát không cho nhận con nuôi từ 72 tháng tuổi trở lên” – Ông Thuận lưu ý. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho biết sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự Luật theo hướng qui định trình tự thủ tục rõ ràng, hoàn thiện một cách tốt nhất mối quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình, bảo vệ quyền làm cha làm mẹ nhưng không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của những đối tượng khác liên quan.

Ngọc Long

Nguồn: http://moj.gov.vn

(Nptlawyer.com LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

———————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *