Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi muốn hỏi là làm đơn đồng thuận ly hôn mà tên vợ chồng còn nằm trong hộ khẩu cha mẹ 2 bên (chỉ đăng ký tạm trú, không có tạm vắng) thì phải làm sao?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Nptlawyer.com ;

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người thư: Lieu Nguyen

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Tư vấn thủ tục ly hôn – Ảnh minh họa

Trả lời:

    Cơ sở pháp luật:

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

– Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011;

– Luật cư trú năm 2006;

Nội dung phân tích:

Để giải quyết được vấn đề của bạn, bạn cần phải xác định được thẩm quyền sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn.

Theo đó:

+ Về thẩm quyền theo chung:

Theo quy định tại điều 33 BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011:

“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại   Điều 25   và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1  Điều 31   của Bộ luật này”.

Theo đó, “Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định”.

Do đó, tòa án giải quyết ly hôn cho bạn sẽ là tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Về thẩm quyền theo lãnh thổ:

Căn cứ khoản 1 điều 35 BLTTDS, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”;

 Như vậy, trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi vợ (chồng) bạn cư trú, làm việc.

Ngoài ra, căn cứ điểm b) khoản 1 điều 35 BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011:

“b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”;

Do vậy, vợ chồng bạn còn có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng để giải quyết.

Bạn cần hiểu rằng:

Theo quy định của Luật cư trú 2006:

“Điều 4. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 5 m2 sàn/01 người”.

Theo đó, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú.

Ngoài ra, thì không chỉ được nộp đơn ở nơi cư trú mà còn nơi làm việc của vợ (chồng) nữa.

Từ đó, thấy rằng để thực hiện thủ tục ly hôn của bạn có thể:

+ Gửi hồ sơ ly hôn lên tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương nơi vợ (chồng) bạn cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú)  hoặc làm việc.

+ Hoặc vợ chồng bạn thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn Tòa án sẽ giải quyết ly hôn, sau khi thỏa thuận được thì gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mà vợ hoặc chồng đang cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú) hoặc làm việc.

Trân trọng cám ơn!

Bộ phận luật sư hôn nhân gia đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *