Thưa Luât sư! Năm 1993 UBND Quận có cấp GCN QSDĐ cho Bà A chồng lên đất gia đình tôi đang ở từ năm 1979. Năm 1995 cấp GCN QSDĐ cho tôi. Năm 2004 xảy ra tranh chấp. Sau quá trình giải quyết của UBND Quận đã thu hồi GCN QSDĐ của tôi năm 2004, không thu hồi của Bà A được. Năm 2004 căn nhà do lâu ngày bị sập nhưng tôi không được phép dựng lại vì đang tranh chấp

 Năm 2007 tôi đi đăng kí xin cấp lại thì UBND từ chối vì lý do "không thu hồi được GCN của Bà A". Tôi có đơn khiếu nại, UBND hướng dẫn thủ tục sang Tòa án. Hiện nay Bà A đã chết, con Bà A bằng hình thức nào đó đã chuyển nhượng mảnh đất này cho người khác. Xin khẳng định là nguồn gốc và thực tế gia đình tôi sử dụng từ 1979, Vậy bây giờ tôi muốn đòi lại mảnh đất này bằng cách nào? 

Xin trân thành cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai:

 

 

Nội dung trả lời

Thưa quý khách hàng!

 

Công ty Nptlawyer.com ; xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2013

II. Nội dung tư vấn:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Căn cứ vào quy định trên cùng với những tình tiết bạn đưa ra đó là diện tích đất của bà A được ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn lên đất của nhà bạn thì xung đột giữa bạn và bà A là tranh chấp đất đai. Để đòi lại mảnh đất đang có tranh chấp, tức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn sẽ phải thông qua các phương thức giải quyết sau:

Đối với tranh chấp về đất đai thì buộc các bên phải tiến hành hòa giải, trong đó các bên có quyền lựa chọn tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở được quy định tại khoản 2, 3 và 4 của điều 202 Luật đất đai 2013

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Theo quy định này thì khi các bên không thể ngồi với nhau tự hòa giải được thì sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để Ủy ban nhan dân cấp xã tiến hành hòa giải. Hòa giải có thể thành hoặc không thành. Trong trường hợp hòa giải thành và có thay đổi diện tích đất hoặc người sử dụng đất thì các bên sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới. Nếu các bên hòa giải không thành thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết nhưng với điều kiện:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tức là, cả hai bên trong quan hệ đều phải có GCN QSD, tuy nhiên như bạn đã trình bày thì bạn đã bị Cơ quan nhà nước thu hồi GCNQDĐ nhưng nếu bạn có một trong những giấy tờ được quy định tại điều 100, Luật đất đai 2013 thì vẫn áp dụng được quy định nêu trên.

Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp bạn không có các giấy tờ quy định tại điều 100, Luật đất đai 2013 thì bạn sẽ giải quyết tranh chấp theo những cách thức sau:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Một là bạn sẽ nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và nếu không đồng ý với cách giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện thì bạn có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân về quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hai là bạn khởi kiện ngay ra Tòa án nhân dân với đơn khởi kiện là giải quyết tranh chấp về đất đai

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:lienhe@Nptlawyer.com.vn  hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng.
Bộ phận tư vấn luật đất đai./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *