Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Gia đình tôi có một mảnh đất đã có giấy chứng nhận QSD đất nằm sâu phía trong so với đường xóm và có một lối đi từ đường xóm dẫn vào mảnh đất của nhà tôi và đã được thể hiện trên bản đồ địa chính. Và phía ngoài liền kề với lối đi này là đất của ông B và bà M. Trước đây ranh giới giữa lối đi này với đất của bà M la bơ cây vạn hao. Đến năm 2010 giữa hai gia đình có mâu thuẫn và đã nhờ ban công tác mặt trận xóm hòa giải .

Theo đó để sau này tránh va chạm hai gia đình đã thống nhất để cho gia đình tôi bỏ kinh phí và nhân công để xây tường bao ngăn cách giữa lối đi vao nhà tôi và đất bà M ra trục đường của xóm và từ đó không có mâu thuẫn gì xảy ra. Đồng thời đất của bà M cũng đã chuyển nhượng sang cho hai người con là chị H và anh P trong đo đất của chị H liền kể với lối đi vào nhà tôi và bà M không đứng tên mảnh đất đó nữa. Đến đầu năm 2015 anh P đã tự ý đắp bờ tường bao mà hai gia đình đã thoả thuận xây trước đó vì cho rằng nhà tôi đã xây lấn chiếm vào đất của họ. Nhưng tôi đã hỏi cán bộ địa chính xã và xem bản đồ thì việc xây tường bao không phạm vào phần đất của họ.

Vậy tôi xin hỏi luật sư việc nhà tôi xây tường bao như thế có sai không và việc anh P tự ý đập tường bao như thế có đúng không va hướng giải quyết như thế nào? Tôi rất mong luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: T.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi số: 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Nptlawyer.com ;, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005

Nội dung tư vấn:

Điều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.

Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Vì vậy trong trường hợp này hành vi đập tường của anh P là vi phạm pháp luật nên theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau :

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại  

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Nếu bạn yêu cầu mà phía anh P vẫn không chịu bồi thường trong vòng hai năm bạn có quyền khởi kiện yêu cầu ra Tòa án.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *