Thưa luật sư, Tội muốn hỏi: Hiện nay trên địa bàn thôn tôi có một hộ xây dựng miếu thờ trong diện tích đất ở của gia đình, đất địa phương tôi là đất nông thôn, hiện đang xây dựng nông thôn mới. Như vậy hộ đó có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì xử lý như thế nào? Các điều khoản áp dụng được quy định tại văn bản nào? Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH-QH   

Luật Di sản văn hóa 2009 sửa đổi

Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở

2. Luật sư tư vấn:

 Theo điều 34, Nghị định 92/2012/NĐ-CP thì việc xây dựng miếu thờ phải xin cấp phép xây dựng, vậy nếu xây dựng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử lý.

Điều 34. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải xin cấp giấy phép xây dựng

1. Công trình tín ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.

2. Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo,

3. Công trình phụ trợ là những công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, như: Nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.

4. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này và những công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

Xây miếu là một trong những trường hợp phải xin cấp phép xây dựng, trong trường hợp không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a, khoản 6 điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP xứ lý vi phạm hành chính trong vấn đề xây dựng.
"Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng

6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình."

Tham khảo bài viết liên quan:

Thủ tục xin phép xây dựng ngôi miếu ở thôn ?

Xây miếu thờ trong đất vườn có vi phạm quy định pháp luật không ?

Hướng dẫn thủ tục xây dựng công trình tôn giáo: Chùa, nhà thờ

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *