Cháu xin chào luật sư!.Cháu muốn hỏi luật sư sự việc như sau ạ: Bố cháu là người độc đoán, gia trưởng, lúc nào cũng cho mình cái quyền đập phá đồ đạc trong nhà nếu như vợ và con làm sai việc gì dù là nhỏ nhất, không những thế bố cháu còn tự ý đi mượn tiền của mọi người xung quanh nhằm mục đích đánh bạc, số đề

Sau đó về nhà bắt vợ đưa tiền để trả nợ, hoặc tự ý đi ứng tiền trước sau đó cấn nợ vào nông sản để trừ nợ, không những thế bố cháu còn tự ý lấy sổ đất của bác cháu (anh trai mẹ cháu) để cầm cố lấy tiền sử dụng cho mục đích cá nhân (về sổ đỏ cháu xin trình bày như sau: Gia đình cháu vào Bình Thuận làm ăn năm 2000, còn quê gốc thì ở Hưng Yên, cách đây mấy năm gần nhà cháu có bán 1 miếng đất thấy giá cũng rẻ nên bố mẹ cháu gọi cho bác cháu để mua đất bác cháu thì ở quê hưng yên, vì ở xa nên bác cháu đã nhờ bố cháu đứng tên trên giấy tờ để làm thủ tục mua bán, khi đó bố cháu thề sống thế chết sẽ không cướp đất của bác cháu, vì tin những lời nói của bố cháu nên bác cháu đã cho bố cháu đứng tên) khi mẹ cháu phát hiện ra thì mẫu thuẫn gia đình xảy ra, mẹ cháu là người đàn bà chịu thương chịu khó, nhịn nhục vì con vì cái nên 3 chị em cháu đều rất thương mẹ, khi thấy 3 chị e cháu đứng về phía mẹ cháu thì bố cháu quay ra mắng mỏ, từ con, còn cầm dao đòi giết chị em cháu, vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng chị em cháu đã gọi công an nhờ họ can thiệp và khuyên giải bố cháu, lúc này có mặt chị gái ruột bố cháu, bác ấy chứng kiến từ đầu đến cuối, và nói tụi cháu gọi cho công an, khi công an tới bố cháu còn hung hăng gây sự với công an nên bị họ đưa về đồn, và mời mẹ con cháu lên đồn lấy lời khai, khi bị giải đến đồn công an bố cháu còn gọi điện về cho chi gái bố cháu rằng khi được thả sẽ giết 2 đứa con gái đầu tiên (gồm cháu và chị gái cháu) bố cháu còn đánh và lấy ghế phang công an nên bị mấy chú công an đánh lại, và mấy chú công an khuyên mẹ con cháu nên lánh đi một thời gian, trong lúc bố cháu bị tạm giữ lấy lời khai thì mẹ con cháu đã chuyển tạm đến nơi khác ở, vì do bị ức chế bao nhiêu năm nay, và do sợ bị bố cháu giết nên mẹ cháu phải nhập viện, bác sĩ nói mẹ cháu bị tâm thần giai đoạn đầu và phải điều trị  viện 10 ngày thì bác sĩ cho mẹ cháu đơn thuốc về điều trị tại nhà, giờ mẹ cháu mong muốn được về ngôi nhà mẹ cháu ở bao nhiêu năm nay để điều trị và để sống nhưng bố cháu tuyên bố với hàng xóm và được mọi người nói lại rằng mẹ cháu muốn quay về nhà thì phải quỳ xuống xin lỗi, bò từ ngoài đường bò vào nhà và phải lạy sống bố cháu 3 cái thì bố cháu mới cho bước vào nhà nên 3 chi e cháu ngăn cản không cho mẹ cháu về nhà mà thuê nhà trọ mấy mẹ con ở, trong khi nhà đó là do công lao mẹ cháu làm nhiều hơn bố cháu hơn nữa mẹ cháu không có lỗi gì cả, luật sư cho cháu hỏi với hành vi bắt quỳ và bò như vậy có cấu thành tội gì không ạ?
Cháu cảm ơn luật sư nhiều ạ!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân và gia đình  Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn trực tuyến gọi:  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

1.Cơ sở pháp lý.
–   Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình .

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

2.Nội dung tư vấn.

Thứ nhất,  hành vi bắt mẹ bạn quỳ và bò như vậy có cấu thành tội gì không?

The quy định điều chỉnh của pháp luật hình sự thì đối với hành vi này chưa đủ cấu thành tội phạm, tuy nhiên tại   Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đìn h  có quy định xử phạt đối với hành vi này, cụ thể:

Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đình.

Thực tế, sau khi bố bạn bị công an mời lên làm việc thì đã có hành vi bắt mẹ bạn quỳ và xin lỗi thì mới được vào nhà. Đây là một hành vi không thể chấp nhận được trong khi nhà cửa là của chung của tất cả các thành viên trong gia đình, thận chí mẹ bạn còn có công sức đóng góp nhiều hơn trong việc xây dựng nhà cửa, chăm sóc cả gia đình.

Bên cạnh đó, mặc dù bạn không nêu rõ bố bạn có hành vi đánh đập ẹ bạn hay không tuy nhiên đã dẫn ảnh hưởng sức khỏe và phải nhập viện mất 10 ngày và về điều trị tại gia.Đồng thời, hay lấy tài sản gia đình đi đánh bạc, đánh lô đề… Như vậy, nếu có căn cứ nêu dưới dây thì bố bạn có thể bị xử phạt thêm các hành vi như sau:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Điều 56. Hành vi bạo lực về kinh tế

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình

Thứ hai, đối với hành vi bố mẹ gọi điện cho chị gái bố là sau khi về sẽ giết cả bạn và em?.
Trong trường hợp này, hành vi của bố bạn có thể được coi là tội đe dọa giết người nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của tội phạm này theo quy định của Bộ luật hình sự.

Điều 103. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.

Một số dấu hiệu của tội phạm:
– Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là thể hiện bằng hành động như: Cử chỉ, lời nói, cách nhìn hay lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…).., nhưng không phải để thực hiện việc giết người mà chỉ nhằm làm cho người bị đe dọa tưởng thật như mình có thể bị giết.
– Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp của bạn phải xem xét kỹ từ thái độ, lời nói, hành đông cụ thể của bố bạn với chi tiết là gọi điện cho chị gái (tức là bác gái bạn).

– Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác. Ví dụ: Bố bạn đe dọa chỉ để bắt mẹ hoặc bạn cho tài sản để được sự dụng vì mục đích riêng…
Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…
– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
– Hành vi của tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng
Như vậy, đối với hành vi này nếu thỏa mãn bạn có thể tố cáo với cơ quan chức năng như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nơi bạn cư trú để được hưỡng dẫn và xử ý kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tinh thần tài sản của các thành viên trong gia đình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *