Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2010 qui định về các vi phạm và mức phạt tiền trong lĩnh vực thủy sản. Đây là văn bản qui phạm pháp luật quan trọng mà các doanh nghiệp cần biết.

Ngày 29-3-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2010 qui định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thủy sản. Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được điều chỉnh bởi Nghị định này gồm:

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

– Vi phạm các qui định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản và quản lý tàu cá.
 

– Vi phạm các qui định về nuôi trồng thủy sản, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh hải sản.
 

– Vi phạm các qui định về ngành nghề dịch vụ thủy sản và cản trả hoạt động quản lý của Nhà nước về thủy sản.
 

Thời hiệu để xử lý các vi phạm là 1 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Tuy nhiên, nếu liên quan đến bảo vệ môi trường của các loài thủy sản, đến xuất nhập khẩu thủy sản – thì thời hiệu xử lý là 2 năm. Nếu qua thời hiệu này mà hành vi vi phạm mới được phát hiện thì người vi phạm sẽ không bị xử lý nữa, nhưng vẫn bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngoài hai hình thức xử phạt chính là phạt tiền hoặc cảnh cáo, chủ thể vi phạm còn có thể bị phạt bổ sung bởi các hình thức sau:

– Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề (có thời hạn và vô thời hạn).
 

– Tịch thu tang vật, phương tiện.
 

Đồng thời, chủ thể vi phạm còn bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: khôi phục lại tình trạng ban đầu, tháo dỡ, tiêu hủy …
 

Về mức phạt tiền, một số trường hợp cụ thể như sau:
 

– Mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép san hô : phạt từ 5-10 triệu đồng.
 

– Khai thác các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác trên 500 kg: phạt từ 30-40 triệu đồng.
 

– Sử dụng công cụ kích điện mang theo người để khác thác thủy sản tại các vùng nước tự nhiên : phạt từ 500 ngàn – 1 triệu đồng.
 

– Sử dụng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản : phạt từ 2-20 triệu đồng.
 

– Sử dụng tàu cá chưa đăng ký, đăng kiểm : phạt từ 2-4 triệu đồng.
 

– Thả ra môi trường tự nhiên các loài thủy sản không có trong danh sách các giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh : phạt từ 20-30 triệu đồng.
 

– Sử dụng hóa chất, phụ gia bị cấm sử dụng trong chế biến thủy sản : phạt từ 10-15 triệu đồng.
 

– Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản có thành phần là chất cấm sử dụng : phạt từ 20-30 triệu đồng.
 

Nếu Quí vị là cá nhân hay doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực thủy sản thì nhất thiết cần phải có trong tay nghị định quan trọng này.

(Theo: Ecolaw.vn)

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
——————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *