Thưa Luật sư, tôi muốn nhận con của em gái làm con nuôi và muốn đổi họ tên cho cháu thi cần những thủ tục như thế nào .Trong khi hai vợ chồng của em gái chưa ly hôn nhưng sống không hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật nuôi con nuôi 2010  

2. Luật sư tư vấn:

Theo Khoản 1, Điều 18  Luật nuôi con nuôi  quy định điều kiện đối với người  nhận con nuôi như sau:

“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt”.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn đủ điều kiện để nhận con nuôi. 

Theo đó bạn làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định tại Điều 17, 18, 19 Luật nuôi con nuôi . Cụ thể như sau:

1. Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú ( đối với nhân dân) của người nhận nuôi.

2. Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ. Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.

3. Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .

4. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)

5. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.

6. Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

7. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

Trường hợp của bạn, trước khi đăng ký nhận con nuôi thì bạn phải đi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ trước.

Nơi nộp hồ sơ: Đăng ký tại UBND Phường nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi

Điều 22 cũng quy định " 1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi."

– Về việc muốn đổi họ, tên con nuôi.

Theo khoản 2, điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 thì  "Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó."

Như vậy, việc bạn muốn đổi họ tên con là hoàn toàn được phép mà không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của bố mẹ đẻ của cháu.. 

Những điều cần lưu ý: 

Về các loại giấy tờ vợ chồng em bạn cần làm: Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (có xác nhận UBND nơi cư trú).

Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi ?

Có được thay đổi họ, tên con nuôi?

Tư vấn pháp luật về việc thay đổi họ cho con ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *