Chào Văn Phòng Nptlawyer.com ;, Trước tiên xin cám ơn văn phòng đã lưu tâm đến câu hỏi của tôi. Tôi đang chuẩn bị mua 1 mảnh đất, họ đã cho xem sổ hồng, và gửi cho tôi 1 bản photo:

1. Tôi xin hỏi làm sao để xác minh được người chủ đó hiện tại đang là chủ mảnh đất đó và chưa bán mảnh đó cho ai khác cả (tranh hiện tượng 1 mảnh đất bán cho nhiều người hoặc đã bán cho người khác rồi nhưng làm sổ giả để bán tiếp cho tôi)

2. Văn phòng công chứng nào ở HCM có quyền công chứng mua bán nhà đất ( tôi chỉ biết mấy văn phòng lớn ở quận 1: Nguyễn thái bình, bến nghé…)

3. Hiện có 1 văn phòn công chứng tư là ‘’ văn phòng công chứng tân thuận. CCV: Nguyễn xuân Chung- trưởng phòng), xin hỏi văn phòng nay có chức năng công chứng nhà đất ko?

4. Mua bán nhà đất như thế nào để an toàn nhất cho người bán và bên mua?

Trên đây là 1 vài câu hỏi, rất mong nhận dc sự hồi âm từ quý văn phòng!

Trân trọng cảm ơn!

Thank you and best regards,

Người hỏi: Tran Manh Huong

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật  của Nptlawyer.com ;

Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến gọi:

Trả lời:

Cơ sở pháp luật:

Luật công chứng năm 2014;

Luật đất đai năm 2013.

Nội dung phân tích:

Trả lời câu hỏi 1: việc xác minh xem mảnh đất đó đã được bán cho ai chưa? Bạn cần tự cung cấp cho bản thân những kỹ năng cá nhân trong vấn đề này.

Trả lời câu hỏi thứ 2:

Căn cứ Luật công chứng 2014:

2. Giải thích từ ngữ

"Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.

Theo đó, Phòng công chứng và Văn phòng công chứng phải có đủ điều kiện sau:

“Điều 19. Phòng công chứng

1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu”.

“Điều 22. Văn phòng công chứng

1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.

Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân được phép thành lập tổ chức hành nghề công chứng dưới hình thức Văn phòng công chứng với điều kiện người đó phải là công chứng viên.

Dựa vào những quy định này, bạn có thể xác định được những văn phòng nào có chức năng công chứng.

Trả lời câu thứ 3: đối với những phòng công chứng hay văn phòng công chứng được thành lập như Điều 19 và Điều 22 Luật công chứng 2014 nêu trên, sẽ đều có chức năng công chứng những hợp đồng, giao dịch, văn bản sau:

– Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn;

– Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

– Công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản;

– Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản;

– Công chứng hợp đồng ủy quyền;

– Công chứng di chúc;

– Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản;

– Công chứng văn bản khai nhận di sản;

– Công chứng văn bản từ chối nhận di sản;

– Nhận lưu giữ di chúc;

– Công chứng bản dịch.

Trả lời câu hỏi thứ 4: để an toàn nhất khi mua mảnh đất này, bạn phải kiểm tra về điều kiện chuyển nhượng đối với mảnh đất này. Căn cứ Luật đất đai 2014:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

Nếu như mảnh đất bạn đang muốn mua thuộc vào các trường hợp trên, thì sẽ đủ điều kiện được chuyển nhượng, hợp đồng mua bán của bạn sẽ không có rủi ro xảy ra, trừ trường hợp có những phát sinh khác từ phía bên bán và bên mua.

Trân trọng cám ơn!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *