Kính gửi luật sư! Tôi xin được nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề tranh chấp đất đai như sau: Gia đình tôi sinh sống trên mảnh đất của ông ngoại tôi để lại cho mẹ tôi từ năm 1970 tới nay ko có tranh chấp kiện tụng gì với họ hàng và hàng xóm, mảnh đất ko có giấy tờ gì của ông ngoại tôi để lại, hàng năm tôi đóng thuế đầy đủ.

Năm 2006 gia đình tôi có mua thêm 1 phần đất sát với mặt đường, tính từ đường vào thì đến phần đất tôi mua thêm( gọi là mảnh A khoảng 60m2) sau đó đến mảnh đất bà D ( gọi là mảnh B khoảng 100m2) kế tiếp là mảnh đất gia đình tôi đang sử dụng( gọi là mảnh C khoảng 200m2 do ông ngoại tôi để lại). Tôi đã đưa giấy tờ mua bán đất mảnh A cho bà D để trao đổi với bà D phần đất tiếp giáp với mảnh C của tôi để được liền mảnh to là khoảng 260m2. Bà D cầm giấy tờ mua bán đất mảnh A và đồng ý xây tường rào Phần đất theo thoả thuận, tuy nhiên do tin tưởng bà D là mợ của tôi nên 2 mợ cháu đã ko làm giấy tờ gì khi trao đổi, hiện tại bà D vẫn cầm giấy tờ mua bán đất mảnh A của tôi. Năm 2013 tôi có làm đơn xin cấp quyền sử dụng đât trên mảnh C tức là ko tính phần đất đã trao đổi với bà D. Bà D ko ký giáp ranh cho tôi và gửi đơn lên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cầu dừng việc cấp quyền sử dụng đất với tôi.đồng thời bà yêu cầu phía gia đình tôi trả lại đất ko trao đổi nữa theo hiện trạng ban đầu. UBND phường đã hoà giải khuyên bà D đã trao đổi từ cách đây 7 năm thì ko nên thay đổi nữa ko phải chuyện trẻ con, tuy nhiên hoà giải rất nhiều lần ko thành hiện nay gia đình tôi muốn xin cấp quyền sử dụng đất trên mảnh đất C nhưng ko được giải quyết do phía bà D vẫn có đơn và ko ký giáp ranh. Xin hỏi luật sư làm cách nào để gia đình tôi có thể được cấp quyền sử dụng đất, phía UBND phường nói nếu hoà giải ko thành thì phải ra toà vì cả 3 mảnh A,B,C đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về phía tôi vẫn giữ nguyên ý kiến là trao đổi đất vì nếu ko thực hiện trao đổi thì tôi đã ko bỏ tiền ra mua thêm mảnh đất A để làm gì. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi và hướng dẫn tôi tới cơ quan chức năng nào để đc giải quyết nguyện vọng cấp quyền sử dụng đất, xin cảm ơn ah!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai  Nptlawyer.com ;.

Trả lời:Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2013

Nội dung tư vấn :

Việc trao đổi đất giữa gia đình bạn và bà D thực chất là việc chuyển nhượng đất cho nhau, theo quy định của pháp luật việc chuyển nhượng này phải được thành lập bằng văn bản có công chứng và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên cả ba mảnh đất này đều chưa có sổ đỏ đồng việc chuyển nhượng không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nên việc trao đổi này là không có căn cứ pháp lí và giá trị chứng minh sở hữu quyền sử dụng đất đối với cả hai bên cũng không có giá trị pháp lý để bạn tiến hành cấp GCN theo ý mình. Ngoài ra theo như thông tin mà bạn cung cấp thì mảnh đất C là mảnh đất mà ông ngoại của bạn để lại cho đến nay không có tranh chấp kiện tụng gì cả, hàng năm bạn vẫn đóng thuế đầy đủ.  Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay khi bạn xin cấp giấy chứng nhận đối với mảnh đất C là gia đình nhà liền kề không ký giáp ranh cho bạn. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề có thể được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo tập quán hoặc sự tồn tại thực tế từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. Vì vậy, việc người ở nhà bên cạnh không đồng ý ký giáp ranh, dù có khó khăn nhưng cũng không cản trở được việc cấp sổ đỏ cho thửa đất của gia đình bạn. Bạn cần làm đơn trình bày sự việc, gửi chính quyền để được xem xét giải quyết. 

Đê được cấp GCN theo đúng ý mình bạn có thể thỏa thuận lại với và D nếu không thỏa thuận được dẫn đến hai bên có tranh chấp bạn có thể đến các cơ quan sau đây để giải quyết tranh chấp : 

Trước hết UBND xã sẽ tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai đối trường hợp của bạn theo Điều 202 LĐĐ :

"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."

Nếu UBND xã không hòa giải được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của bạn được quy định tại Điều 203 LĐĐ :

"Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *