Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi xin được tư vấn như sau: Gia đình tôi có 1 mảnh đất với diện tích 2000 m2 và khai thác sử dụng từ năm 1990. Đến năm 2005 do đất xấu nên gia đình bỏ không canh tác nữa, nhưng đến năm 2006 thì gia đình khác lại canh tác trồng ngô.

Năm 2007 thì mảnh đất này nhà nước thu hồi để xây dựng đường quốc lộ 6, công trình làm cầu đường qua sông, khi cán bộ đến đo đạc thì tôi không được biết  và gia đình đang trồng ngô ngắn hạn đó đã nhận mảnh đất đó và nhận đền bù đất và hoa màu hết cho gia đình đó. Về sổ đỏ đất đai trước đây chỉ ghi chung chung không cụ thể, đến nay mảnh đất gia đình em sử dụng trên vẫn còn cây cối trước gia đình trồng.Vậy bây giờ tôi  phải làm đơn như thế nào ? Đơn nên gửi đến cơ quan nào?  Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Mai

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện:  

 

 

Trả lời:

Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2013

Luật khiếu nại 2011

Nội dung trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Nptlawyer.com ; xin trả lời như sau:

-Về chủ sở hữu mảnh đất canh tác

Theo như thông tin bạn cung cấp thì đất của bạn là đất canh tác, loại đất này thường được cấp GCNQSDĐ chung cho nhiều người .Nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 về nguyên tắc cấp GCNQSDĐ thì:

"Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện."

Như vậy, mặc dù là cấp chung GCNQSDĐ nhưng nếu mảnh đất đó thực sự do bạn là chủ sử dụng thì trong sổ đỏ vẫn có tên bạn và bạn vẫn được công nhận là chủ sử dụng mảnh đất đó và đồng thời bạn cũng là chủ thể được hưởng bồi thường. Việc bạn không canh tác trên đất đó nữa và người khác vào canh tác trên đất của bạn không hề ảnh hưởng hay thay đổi gì về quyền của người sử dụng kể cả khi nhận bồi thường.

Về quyền khiếu nại:

Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

– Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

– Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Nếu quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho con trai bác là không đúng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bác thì bác có quyền khiếu nại quyết định hành chính đó.

* Trình tự khiếu nại (Điều 7 Luật Khiếu nại):

– Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

– Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của LuậtTố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

* Hình thức khiếu nại (Điều 8 Luật Khiếu nại):

– Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

– Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

– Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

 

Trân trọng cám ơn!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *