Chào luật sư. Luật sư làm ơn cho tôi hỏi nếu con muốn từ bỏ quyền làm con (xóa quan hệ huyết thống với cha mẹ) có được hay không? Nếu được thì thủ tục ra sao? Xin cảm ơn luật sư rất nhiều. Chào tạm biệt.

 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

Luật Nuôi con nuôi của Quốc hội, số 52/2010/QH12

2. Luật sư tư vấn:

Với câu hỏi của bạn thì hiện tại pháp luật Việt Nam không có quy định về việc xóa quan hệ huyết thống hay chấm dứt quan hệ huyết thống giữa con cái với cha mẹ. Hiện không có văn bản pháp luật nào quy định về việc giải quyết chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ. Khi người con đã đạt đến độ tuổi nhất định có đầy đủ hành vi dân sự (đã thành niên) thì có quyền tự quyết định về hành vi, về cuộc sống riêng của mình, khi đó cha mẹ chỉ là những người thực hiện quyền của cha mẹ, từ sự dẫn dắt chủ động, trực tiếp sang hướng dẫn, gợi ý, cố vấn, giúp đỡ,… cuộc sống của con.

Hiện tại pháp luật chỉ có quy định về việc chấm dứt quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi quy định tại điều 78 Luật hôn nhân gia đình 2014, các quy định tại Luật nuôi con nuôi. 

Nếu xin chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con nuôi thì việc chấm dứt quan hệ này được dựa trên các căn cứ theo quy định tại Luật nuôi con nuôi:

"Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này."

"Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

1. Cha mẹ nuôi.

2. Con nuôi đã thành niên.

3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:

a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

b) Hội liên hiệp phụ nữ."

"Điều 27. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi

1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.

3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.

4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi."

Nếu bạn là con nuôi đã thành niên, bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc chấm dứt quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp này.

"Điều 10. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự."

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *