Gia đình tôi có tranh chấp lối đi với nhà hàng xóm. Phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều xử gia đình tôi thắng kiện nhưng người hàng xóm không thi hành án. Tôi làm đơn yêu cầu cưỡng chế, đội thi hành án huyện vào cưỡng chế thì người hàng xóm giả bệnh, lên huyết áp. Đội thi hành án, sợ người hàng xóm lên huyết áp, xảy ra án mạng nên lập biên bản ra về, yêu cầu gia đình tôi đợi.

Trong trường hợp này cho tôi hỏi như vậy người hàng xóm cứ giả bệnh liệu gia đình tôi phải đợi bao lâu? Nếu họ vẫn một mực không thi hành án, vẫn kiên quyết không cho đi. Liệu gia đình tôi sẽ có đựợc lối đi không? Nếu họ vẫn lấy cái chết ra đe dọa? Người hàng xóm nói dù chết cũng không cho gia đình tôi lối đi. Hiện tại gia đình tôi không có lối đi nào ngoài lối đi này. Vụ kiện kéo dài gần 5 năm, trong thời gian này gia đình tôi đi con đường quanh vườn cây ăn quả rất khó khăn, ngoằn ngoèo, không thể cho xe vào nhà được, phải gửi nhờ nhà người quen.

Người gửi: H.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

(Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến gọi: )

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về Nptlawyer.com ;. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

 

Căn cứ pháp lý:

Luật thi hành án dân sự năm 2008 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2014 

Nội dung 

Trước hết, cần xác định bản án đã được Tòa án quyết định còn thời hiệu yêu cầu thi hành án hay không. Căn cứ vào Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008:

"Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn."

Đối với trường hợp của bạn, vì thời gian chưa quá 5 năm nên gia đình bạn hoàn toàn có thể yêu cầu người hàng xóm thi hành án đã được ấn định trong bản án.

Vì người hàng xóm không tự nguyện thi hành án nên phải bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 46 Luật thi hành án dân sự 2008:

"Điều 46. Cưỡng chế thi hành án

1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định."

Như vậy, dù người hàng xóm giả bệnh và đòi chết để không thi hành án thì cơ quan có thẩm quyền vẫn được phép cưỡng chế thi hành án đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho gia đình bạn.

Ngoài ra, bạn có thể chứng minh hành vi giả bệnh của người hàng xóm là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự căn cứ vào Điều 162 Luật thi hành án dân sự 2008 để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi vào giờ hành chính ở địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà VNT, số 19, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com hoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài .

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *