Thưa Luật sư, vắng mặt về việc ly hôn thì có làm sao không ạ ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư. 

Câu hỏi được biên soạn từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đình  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.

2. Luật sư tư vấn:

Do câu hỏi của bạn không rõ nên chúng tôi chia thành 2 trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Vắng mặt khi Tòa án hòa giải. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, khi Tòa án triệu tập bạn đến tham gia phiên hòa giải nhưng bạn không tham gia thì Tòa án có thể tạm hoãn phiên hòa giải (lần 2) hoặc lập Biên bản không hòa giải được ( Tòa án triệu tập đến lần thứ 2), đồng thời ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (đối với trường hợp đơn phương ly hôn)/quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự (đối với trường hợp thuận tình ly hôn). Như vậy, khi Tòa án triệu tập bạn đến hòa giải, bạn có thể vắng mặt và Tòa án vẫn giải quyết vụ việc.

– Trường hợp 2: Vắng mặt khi Tòa án triệu tập đến Phiên Tòa sơ thẩm/Phiên họp giải quyết việc dân sự:

BLTTDS quy định như sau:

“Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Theo quy định này, khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bạn có thể vắng mặt mà không cần lý do, khi đó Tòa án phải tạm hoãn Phiên Tòa/Phiên họp. Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2, bạn phải tham gia, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng. Nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiếp tục Phiên Tòa/Phiên họp vắng mặt bạn.

Những điều cần lưu ý: Việc bạn không có mặt theo sự triệu tập hợp lệ của Tòa án không phải là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Tham khảo bài viết liên quan:

Vấn đề về ly hôn?

Thay đổi đơn phương ly hôn thành thuận tình ly hôn

Đăng ký kết hôn với người chưa ly hôn ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *