Kính gửi Diễn Đàn Luật;, tôi có vấn đề rất mong được công ty tư vấn: Năm 2007, tôi lấy chồng,sau khi cưới có nhiều những khúc mắc giữa vợ chồng, chồng tôi trẻ con, ham chơi, trai gái nên sau khi con trai lớn của tôi được 9 tháng tuổi tôi đâm đơn ra toà ly hôn và được giải quyết ngay sau đó. Mẹ con tôi ở nhà ông bà ngoại nuôi nhau mà không nhận được trợ cấp từ chồng cháu chút nào.
Năm 2010 chồng tôi bị bắt đi cai nghiện,vì sống với mẹ nên chồng gọi tôi lên trại lo thủ tục,tôi vẫn thương chồng nên vẫn thăm nuôi. Đến năm 2014 thì anh được về,vì còn tình cảm nên tôi quay về với chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại. Mới về nên khi xin cho chồng đi làm thì rất tử tế, mỗi tháng đưa tôi 6 triệu nuôi con và ăn uống, đến tháng 8/2014 tôi dính bầu đứa thứ 2, chồng tôi có những biểu hiện cũ qua lại cặp kè, tôi đều bỏ qua.
Tháng 3/2015 tôi mổ cấp cứu sinh con, sau đó tôi đưa con về bà ngoại vì nhà nội rất chật chội và nóng bức, đầy tháng con xong chồng tôi không về ngoại chăm con, kêu không có tiền nên không đưa tiền nuôi con nữa, đợt vừa rồi hơn 1 tháng chồng tôi không qua thăm con vì lý do đi trốn do bị công an thành phố tìm,vì chuyện gì thì cháu không được biết. Chồng tôi bỏ việc ở công ty từ t3/2015 để đi làm cầm đồ cho người ta. Bây giờ quay lại nhắn tin cho tôi là muốn đón đứa lớn về nuôi, tôi ở nhà nghỉ sinh nhưng nhà tôi có nghề gia truyền nên làm bánh giò nhờ mẹ tôi bán cũng được 6 triệu/ tháng, chị dâu thấy tôi vậy nên đưa hàng Nhật chị đánh về cho bán trên mạng kiếm thêm.Chồng tôi bảo thừa khả năng nuôi con nhưng từ t5/2015 đã không gửi tiền cho cháu nữa.
Vậy thưa luật sư nếu như chồng tôi đưa đơn ra toà, tôi có mất con không thưa luật sư. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ luật sư.
Tôi xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ bộ phận tư vấn luật Hôn nhân – Nptlawyer.com ;.
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi:
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Nptlawyer.com ; chúng tôi, để giải quyết vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Nội dung phân tích:
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Như vậy,việc lựa chọn quyền nuôi con sẽ do hai bên thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng kinh tế, tình cảm về mặt tinh thần, tình cảm để lựa chọn ai sẽ có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái.
Ở đây, hiện bạn đang có hai con, một bé sinh năm 2007 (tức 8 tuổi); một bé sinh năm 2015 Và bạn đang có nhu cầu muốn giữ quyền nuôi dưỡng với bé lớn vì chồng bạn đang có ý định muốn đón bé lớn về nuôi. Theo quy định chúng tôi đã trình bày ở trên thì với trường hợp của bạn chắc chắn sẽ được quyền nuôi đứa trẻ sinh năm 2015 vì đứa trẻ chưa đủ 36 tháng tuổi và bạn sinh khi chưa đăng kí kết hôn lại với chồng, nên được coi là con ngoài dã thú, bạn có toàn quyền nuôi dưỡng với bé thứ 2 này.
Còn đối với đứa trẻ sinh năm 2007, bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau, nếu chồng bạn không đồng ý mà bạn vẫn muốn trực tiếp nuôi con mà có đủ điều kiện, khả năng để trông nom chăm sóc cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho con .Đồng thời, bạn chứng minh được rằng chồng bạn không đủ khả năng để nuôi dưỡng, thiếu thốn tình cảm, không có thời gian để chăm sóc con, không quan tâm tới con, không có việc làm và có yếu tố nhân thân không tốt (như là: từng phải đi cai nghiện) thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên quyền nuôi dưỡng con cái cho bạn.
Tuy nhiên, dù ai là người trực tiếp nuôi dưỡng thì cũng đều muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất đến cho con cái. Đồng thời, người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc con cái của mình.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân.