Kính chào Luật sư! Tôi xin có 01 thắc mắc xin được giải đáp như sau: Văn bản hành chính của cơ quan hành chính Nhà Nước hết hiệu lực khi nào? (Văn bản hành chính chứ không phải là văn bản quy phạm pháp luật).

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Email: Hoa Vu Dang
>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi:  

Hiệu lực của văn bản hành chính – Ảnh minh họa

Trả lời câu hỏi:

Chào ban, đối với thắc mắc của bạn, tôi xin được cung cấp một số thông tin như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật tố tụng hành chính năm 2010.

– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Để hiểu rõ vấn đề hiệu lực của văn bản hành chính khác với hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như thế nào? Bạn phải hiểu rõ khái niệm: Văn bản hành chính, văn bản quy pham pháp luật.

– Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa các quy tắc chung để thực hiện văn bản luật, do cơ quan quản lí hành chính ban hành.Một số hình thức của VPQPPL: Luật, Nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thông tư….

– Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý. Môt số hình thức VBHC: công văn, báo cáo, thông báo, biên bản…

Về hiệu lực của văn bản hành chính thông thường được quy định cụ thể trong các văn bản đó.

Ví dụ: Đối với một thông báo, chủ thể ban hành sẽ ghi rõ hiệu lực của văn bản đó sẽ hết vào ngày nào ở cuối thông báo đó…

Những trường hợp văn bản hành chính không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực là bao giờ thì thông thường, hiệu lực của những văn bản hành chính đó sẽ hết khi nội dung công việc, sự việc được nhắc đến trong văn bản đó kết thúc.

Đây chính là một trong những điểm khác biệt giữa văn bản hành chính với văn bản quy phạm pháp luật. Đối với VBQP pháp luật thì hiệu lực sẽ chấm dứt khi có một văn bản luật khác ra đời, thay thế cho văn bản đó.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT 

——————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

2. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

3. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

4. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án;

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *