Chào Nptlawyer.com ;. Tôi ở Nam Định còn chồng tôi ở Thanh Hoá. Chúng tôi đăng ký kết hôn tại Thanh Hoá nhưng tôi chưa nhập khẩu về Thanh Hoá. Tôi có con gái được gần 9 tháng tuổi. Hiện nay 2 vợ chồng tôi sống ly thân (được gần 3 tháng), cháu nhỏ ở với bố, giấy khai sinh và hộ khẩu của cháu ở Nam Định.

Hiện giờ tôi sống ở Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, làm việc tại Trần Duy Hưng, Cầu Giấy còn chồng tôi sống ở Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, cả 2 chúng tôi đều chưa đăng ký KT3 hay Tạm trú tại những nơi đó. Vậy cho tôi hỏi là nếu tôi làm đơn đơn phương ly hôn thì tôi nộp tại Quận Từ Liêm hoặc nộp tại Nam Định được không? Hay là nộp ở đâu? Nếu có đơn thuận tình ly hôn thì tôi có thể nộp ở Quận Từ Liêm hoặc Tại Nam Định được không? Hay là nộp tại đâu? Mong sớm được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014  

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011  

2. Luật sư tư vấn:

– Nếu là đơn phương ly hôn tức ly hôn theo yêu cầu của một bên thì tòa án có thẩm quyền giải quyết căn cứ vào khoản 1, điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 , theo đó, tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc tòa án nhân dân cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu 2 bạn có sự thỏa thuận bằng văn bản. Cụ thể 

 

Khỏan 1 Điều 33 BLTTDS 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 có quy định: "1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: 

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này; "

Về thẩm quyền theo lãnh thổ: Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau:"a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này; "

Theo quy định của Điều 52 Bộ luật dân sự 2005, thì “1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này (Điều 52 BLDS) thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống”.

Trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 36 BLDS như sau:

"1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây: 

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; "

Như vậy, Hồ sơ xin ly hôn sẽ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc

– Nếu là thuận tình ly hôn thì theo điểm h, khoản 2, điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung 2011 , theo đó tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.  Cụ thể:

 

Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 quy định về việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

"Điều 28. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn."

Về thẩm quyền theo cấp: Khoản 2 Điều 33 BLTTDS quy định:

"2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây: 
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 28 của Bộ luật này. "

Về thẩm quyền theo lãnh thổ: Khoản 2 Điều 35 BLTTDS quy định:

"2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: 

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;"

Theo quy định của Điều 52 Bộ luật dân sự 2005, thì:

“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này (Điều 52 BLDS) thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống”.

Như vậy, chị sẽ nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.

 

Như vậy, nếu đơn phương ly hôn bạn cần phải nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của chồng bạn. Nếu thuận tình ly hôn thì bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân quận (huyện) nơi một trong hai bên cư trú, làm việc. Do bạn và chồng bạn đều chưa đăng ký tạm trú tại nơi làm việc nên nếu ly hôn đơn phương thì bạn sẽ nộp hồ sơ ly hôn tại tòa án nhân dân quân (huyện) ở Thanh Hóa. Nếu thuận tình ly hôn thì bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân quận (huyện) nơi một trong hai bên có hộ khẩu thường trú (Nam Định hoặc Thanh Hóa).

Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn về việc chọn nơi nộp đơn ly hôn ?

Nộp đơn ly hôn tại nơi mình đăng ký tạm trú được không?

Tư vấn về thủ tục thuận tình ly hôn ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật hôn nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *