Thưa luật sư, Hiện nay do sơ xuất không nắm rõ luật, tôi (C) mới mua lại căn nhà của ông B, hợp đồng mua bán bằng giấy tay nhưng đã ra phòng công chứng QSDD sang tên cho tôi. Nhưng vì nay, căn nhà tôi (32m2) là căn nhà nằm cuối dãy nên tôi sợ sau này bà A ( chủ thửa đất 74m2 gồm nhà bà A và 2 căn nhà khác mua trực tiếp của bà A) gây khó dễ trong việc sử dụng lối đi chung ( nhà bà là căn đầu tiên).

Bà A có đe dọa sẽ xây bít tường ko cho nhà tôi qua?. nay tôi vẫn đang chờ nhận biên nhân sang tên QSDD cho tôi rồi tôi mới trao số tiền còn lại cho ông B,vậy tôi phải yêu cầu ông B như thế nào để bà A làm giấy cam kết lối đi chung trên thửa đất này cho tôi. Bà A đã viết giấy mua bán cho ông B: " lối đi vào nhà là đường đi chung, nếu sau này ông B có bán cho ai đều có quyền đi bình thường. nếu ai tranh chấp hay cản trở sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật" điều này co giúp gia đình tôi không cần phải yêu cầu ông B cùng bà A làm giấy cam kết về lối đi chung này cho tôi ko? (*chỉ có duy nhất lối đi này ra đường).

Rất mong được sự hỗ trợ tư vấn kịp thời!

Người gửi: Yen Luu

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới văn phòng chúng tôi, tôi hướng dẫn bạn cách giải quyết như sau:

Căn cứ pháp lý : Bộ luật dân sự năm 2005

Bạn thân mến, thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề sử dụng bất động sản liền kề về lối đi chung.

“Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật”- trích khoản 1 Điều 274 BLDS năm 2005. Do đó, gia đình bạn và các gia đình khác có quyền thỏa thuận về việc cùng sử dụng lối đi chung này. Theo thông tin bạn cung cấp, bà A đã viết giấy mua bán cho ông B: " lối đi vào nhà là đường đi chung, nếu sau này ông B có bán cho ai đều có quyền đi bình thường. nếu ai tranh chấp hay cản trở sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật". Khi ông B bán lại căn nhà đó cho bạn có nghĩa là bạn sẽ có toàn bộ quyền và nghĩa vụ đối với căn nhà đó giống như của ông B trước đây đã cam kết với bà A như trong hợp đồng.

Mặt khác, tại Điều 275 BLDS năm 2005 đã quy định rõ về quyền lối đi qua bất động sản liền kề như sau

“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.

Do vậy, bạn được phép sử dụng lối đi chung này nhưng không được trái với các quy định pháp luật tại Điều 275 BLDS năm 2005 đã nêu trên.

Chúc bạn có cuộc sống tốt!

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – Nptlawyer.com ;

—————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

2. Tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;

4. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất;

5. Dịch vụ công chứng theo yêu cầu và tư vấn sang tên sổ đỏ;

6. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *