Xin chào Luật sư! Đây là lần đầu tiên tôi được biết đến Tổng đài tư vấn luật , nên cũng muốn được tiếp cận và mong Luật sư giúp đỡ. Hiện nay tôi là Phó Chủ tịch UBND cấp xã, vì vậy có nhiều vấn đề cần giải quyết theo chức trách nhiệm vụ, trong đó có việc giải quyết về vấn đề đất đai và lấn chiếm đất đai.

Tôi có 1 câu hỏi như sau: Hiện nay, có công dân xây nhà kiên cố trên đất công. Trước đây, nó là bờ ruộng và sau đó nhiều năm được bồi lấp và thành 1 mảnh đất rộng. Và hộ dân này có dựng 1 túp lều và gây dựng trang trại, gia trại ở đó. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, hộ dân đó đã xây nhà kiên cố trên mảnh đất đó. Sau khi phát hiện hành vi xây nhà trái phép, Bí thư chi bộ thôn đã lên báo cáo với UBND xã. Vậy xin hỏi Luật sư: Chúng tôi cần giải quyết vấn đề này như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi:N.A

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn trực tuyền gọi:

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Nptlawyer.com ;,với thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng.

Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản ;khai thác,sản xuất ,kinh doanh vật liệu xây dựng ;quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ;quản lý phát triển nhà và công sở.

Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

Nội dung tư vấn :

Tại điều 18 nghị định 64 năm 2012 quy định như sau:

Điều 18. Xử lý vi phạm.

1. Việc xử lý vi phạm đối với công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai với giấy phép được cấp, xây dựng không đúng với quy hoạch xây dựng và không đúng với các quy định khác của pháp luật được thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.

Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày7/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị quy định về xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng như sau:
 
 1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:
a) Lập  biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị. 

b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ”.
 
 Điều 16 Nghị định quy định về thẩm quyền của Thanh tra viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã như sau:
 
1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình vi phạm
 
2. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền.
 
Đồng thời khoản 6 khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản, khai thác sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở quy định:

Điều 13.Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng.

6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;

Với thông tin bạn cung cấp thì hộ  gia đình đó đã xây nhà kiên cố trên diện tích đất trước đây là bờ ruộng khi không được cấp giấy phép xây dựng và cũng không đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng như vậy hành vi xây nhà kiên cố trên đất công là hành vi xây nhà trái phép xây dựng do đó khi phát hiện thì ủy ban nhân dân xã nơi có đất có thẩm quyền đình chỉ thi công và cưỡng chế phá dỡ công trình sai phạm đồng thời hộ gia dình đó cũng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn và nếu đất đó không được phép xây dựng thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 theo quy định tại điều luật trên.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *