Vợ chồng tôi định cư ở Mỹ và là công dân Mỹ. Nay chúng tôi muốn xin cháu bé của người quen (bà con xa) làm con nuôi. Cháu bé được 2 tuổi. Tôi biết là phải ở với cháu 2 năm nhưng vì công việc làm ăn ở bên này, vợ chồng tôi không thể về ở bên đó lâu được. Vậy tôi muốn hỏi là có cách nào khác không ? Ngoài ra, nếu như cháu bé đó đi du lịch sang đây thì tôi có thể bảo lãnh cho cháu ở lại được không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!!

Người gửi: T.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn hôn nhân gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật nuôi con nuôi 2010

Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi

Nội dung phân tích:

Căn cứ vào quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 và nội dung thư bạn trình bày, trường hợp của bạn không thuộc trường hợp nuôi con nuôi đích danh. Trong trường hợp này,việc nhận nuôi con nuôi của bạn sẽ được tiến hành như sau theo quy định tại Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP:

"Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam."

Cụ thể, quá trình xem xét hồ sơ yêu cầu nhận nuôi con nuôi không đích danh của cơ quan nhà nhước có thẩm quyền được tiến hành như sau: 

"Điều 20. Yêu cầu về giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài

Việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 35, Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

1. Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế phối hợp liên ngành để tham mưu, tư vấn trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài bảo đảm chặt chẽ, khách quan, phù hợp với nhu cầu và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Sau khi giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý, Sở Tư pháp chuyển cho Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp không đồng ý với việc giới thiệu của Sở Tư pháp, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại. Sau 03 tháng kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh không đồng ý mà Sở Tư pháp không giới thiệu được thì Sở Tư pháp phải gửi trả lại hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi kèm theo văn bản nêu rõ lý do.

3. Trong khi kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Cục Con nuôi có thể lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để thẩm định kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Nếu trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi. Trường hợp trẻ em không đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi không bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và không đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp."

Như vậy, theo quy định trên, bạn không nhất thiết phải ở với cháu 2 năm mà đầu tiên, bạn phải nộp hồ sơ theo quy định dưới đây để cơ quan nhà nước xem xét việc nuôi con nuôi có hợp pháp và phù hợp hay không như đã nêu trên:

"Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi

1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Đơn xin nhận con nuôi;

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ;

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

g) Phiếu lý lịch tư pháp;

h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp."

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên và thực hiện theo trình tự đã nêu trên để được đáp ứng nhu cầu.

Về vấn đề bảo lãnh cho cháu bé,sau khi cháu được công nhận là con bạn, bạn có thể bão lãnh cho cháu ở lại Mỹ theo quy định của pháp luật Hoa Kì. Về vấn đề này, theo tìm hiểu của chúng tôi, pháp luật Hoa Kỳ quy định như sau:

Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh cho con (có gia đình hoặc chưa có gia đình) để định cư tại Hoa Kỳ. Nếu con dưới 21 tuổi và chưa có gia đình trong thời điểm nộp hồ sơ bảo lãnh thì được xem là quan hệ trực tiếp và không được xếp theo diện ưu tiên nào (không phải chờ đợi theo như Lịch Chiếu Kháng). Nếu con trên 21 tuổi, chưa có gia đình, thời gian chờ đợi cho hồ sơ bảo lãnh này được xem như diện F2B. Nếu con có gia đình, thời gian yêu cầu được xem như diện ưu tiên F3. 
Sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục cứu xét cho đến khi con của bạn được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà con bạn đang sống.
THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh cho con được Sở Di Trú chấp thuận tùy thuộc vào từng thời điểm và tùy vào diện ưu tiên.
GIẤY TỜ YÊU CẦU:
· Bản sao hộ chiếu, giấy quốc tịch hoặc khai sinh Hoa Kỳ
· Bản sao giấy hôn thú của con (nếu con có gia đình)
· Khai sinh của con bạn
· Giấy xác nhận đổi tên (nếu có)
Phí nộp bảo lãnh cho Sở Di Trú: $420
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với yêu cầu của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *