Bà ngoại em đã chết nhiều năm, căn nhà để lại cho 4 người con (trong đó có mẹ em), 2 người Cậu đã chết (có vợ và mấy người con) và Dì cũng đã chết (còn độc thân). Bây giờ con cái của người Cậu thứ nhất đòi bán nhà đương nhiên là chia thành 3 phần (con cái Cậu thứ nhất, con cái Cậu thứ hai, và mẹ em) mà họ nhất quyết là chia thành 4 phần mới đúng vì họ nói tuy Dì không có con cái mà có lập Di chúc lại nên phải phân chia như vậy.

Tờ Di chúc ghi: "chia cho 2 đứa con út của Cậu thứ nhất". Con trai lớn của Cậu thứ nhất và hai người hàng xóm làm nhân chứng trong vụ lập Di chúc. Câu hỏi bây giờ của em là:

1/ Căn nhà Bà ngoại chia thành 4 phần có đúng không?

2/ Người làm chừng là người được hưởng căn nhà đó có được làm nhân chứng không?

3/ Người làm chứng (con trai lớn Cậu thứ nhất) có quan hệ (là anh cả) với 2 thành viên được hưởng di chúc có được tham gia làm nhân chứng không ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: T.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:

Trả lời:

Thưa quý khách hàng!

 

Công ty Nptlawyer.com ; xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2005.

Nội dung phân tích:

Điều 652 Bộ luật dân sự quy định về di chúc hợp pháp:

"1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

……

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. "

Theo quy định trên, nếu dì của bạn lập di chúc miệng trong lúc minh mẫn và không bị lừa dối, đe dọa có sự chứng kiến của ba người, trong đó 1 người là anh bạn- người có liên quan, với điều kiện hai người hàng xóm làm chứng đó ghi chép lại, cùng kí tên điểm chỉ và đi công chứng chứng thực trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập di chúc đó thì tới thời điểm hiện tại di chúc đó mới có hiệu lực và hai anh bạn mới có quyền hưởng phần thừa kế theo pháp luật của dì trong sự phân chia tài sản do ông bà để lại, nếu không thì hai anh đó không có quyền được hưởng phần tài sản đó của dì vì không có bằng chứng để chứng minh tính có thật và hiệu lực của di chúc.

Trong trường hợp di chúc bằng miệng của dì để lại phần tài sản của mình cho hai cháu trai có hiệu lực thì chia tài sản của ông bà được chia thành 4 phần cho người con ruột, sau đó là những người có liên quan của 4 người con đó được hưởng và phần tài sản của dì được hưởng thuộc về hai người con trai của người em út của dì.

Trường hợp di chúc bằng miệng không có hiệu lực thì phần tài sản chỉ được chia thành 3 phần và không có phần của dì đã mất.

Điều 654 Bộ luật dân sự quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc

"Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự."

Do đó, người anh cả có liên quan đến 2 người em ruột được hưởng phần tài sản của dì trong di chúc không thể là người làm chứng di chúc miệng của dì, nhưng theo khoản 5, điều 652 thì ít nhất phải có 2 người làm chứng và 2 người này không liên quan đến việc thừa hưởng tài sản thì vẫn thỏa mãn. Và tính hợp pháp chỉ được trọn vẹn nếu thực hiện đúng theo quy định tại khoản 5, điều 652, Bộ luật dân sự.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:npttrinhlaw@gmail.com  hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng.!.

Ban biên tập Luật dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *