Kính chào Nptlawyer.com ;, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Trước kia Mẹ em có bỏ tiền ra mua một mảnh đất ở với bà ngoại mà đứng tên bà ngoại. Về sau có ông cậu ruột về ở chung tới hiện tại bây giờ. Và đã cấp sổ đỏ cho cậu và mẹ em. Cho em hỏi có cách nào để lấy lại mảnh đất trên về mẹ em không ? Nếu được thì em cần phải làm thủ tục gì ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: D.C

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

Nội dung tư vấn:

Theo như nội dung thư yêu cầu, trước kia Mẹ bạn có bỏ tiền ra mua một mảnh đất ở với bà ngoại mà đứng tên bà ngoại. Về sau có ông cậu ruột về ở chung tới hiện tại bây giờ. Và đã cấp sổ đỏ cho cậu và mẹ bạn. Hiện tại, mẹ bạn đang muốn lấy lại diện tích đất này. Tuy nhiên, với trường hợp của bạn, do cung cấp thông tin chưa đầy đủ nên chúng tôi chia thành các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Bà ngoại bạn bạn khi người cậu bạn về ở chung và khi cấp sổ đã thỏa thuận chuyển nhượng cho cậu bạn Trong trường hợp này, nếu hợp đồng chuyển nhượng là xuất phát từ ý chí của bà ngoại bạn và đã được công chứng hoặc chứng thực cũng như cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc chuyển nhượng này sẽ được công nhận trước pháp luật. Trong trường hợp này, mẹ bạn không có quyền đòi lại phần diện tích đất bà ngoại bạn đã chuyển nhượng cho người cậu.

Trường hợp 2: Bà ngoại bạn không chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người cậu hoặc hợp đồng chuyển nhượng không có hiệu lực trước pháp luật. Trong trường hợp này, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cả người cậu có thể là do sai sót và cần được đính chính. Trong trường hợp này, mẹ bạn cần tiến hành theo thủ tục sau:

Bước 1: Nếu như mẹ bạn và người cậu có thể thương lượng được với nhau và tiến hành đính chính thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hai bên cần thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

"1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.

Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

3. Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Bước 2: Trong trường hợp mẹ bạn và người cậu đó không thể thỏa thuận với nhau để đính chính thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mẹ bạn có thể yêu cầu Ủy bạn nhân dân xã tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành, mẹ bạn cần chuẩn bị các Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất là của mẹ bạn và tiến hành thủ tục khởi kiện tại tòa án nơi có diện tích đất đang tranh chấp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 để tòa án tiến hành bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mẹ bạn. Hồ sở khởi kiện bao gồm:

Thứ nhất đơn khởi kiện:  Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Thứ hai: Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa mẹ bạn và bà ngoại…

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *