Kính chào Nptlawyer.com ;, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Nhà em có một lô đất tên trong sổ đỏ là tên của Bố và Mẹ em. Nhưng bố em đã làm giấy tờ bán cho anh hàng xóm gần nhà em lô đất đó mà trong khi đấy mẹ con em không ở nhà đi làm ăn xa không hề biết gì. Nhưng lại được chính quyền địa phương xác nhận bố em đã bán đất . Em muốn hỏi luật sư trường hợp như vậy mẹ con em có thể lấy lại được lô đất mà bố em đã tự ý bán không ạ ? Và làm như thế nào ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn đất đai gọi: 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Nptlawyer.com ;, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật dân sự 2005

Nội dung phân tích:

Do mảnh đất có sổ đỏ đứng tên bố mẹ bạn nên đây được coi là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, mẹ bạn hoàn toàn có quyền với căn nhà đó. Khi mẹ bạn không cho phép thì bố bạn sẽ không được bán. Trường hợp này không đặt ra với quyền lợi của bạn, trừ khi bạn chứng minh được mình có góp công sức vào việc hình thành nên mảnh đất (ví dụ như góp tiền mua đất) và được Tòa án chấp nhận.

Căn cứ theo điều 24 luật HNGĐ quy định vợ chồng có quyền đại diện cho nhau theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Trường hợp đại diện theo pháp luật là khi vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp của bố mẹ bạn, chúng tôi nhận định mẹ bạn là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, theo quy định của luật HNGĐ thì bố bạn chỉ có quyền đại diện cho mẹ bạn khi mẹ bạn ủy quyền cho bố bạn. Hay nói chính xác là bố bạn chỉ có quyền bán đất khi mẹ bạn ủy quyền cho bố bạn.

Tuy nhiên, theo thông tin mà bạn cung cấp thì mẹ bạn không hề thực hiện công việc ủy quyền này. Vì vậy, mẹ bạn hoàn toàn có có khả năng đòi lại một phần của lô đất (không phải hoàn toàn lô đất bởi lô đất là tài sản chung, của cả của bố và mẹ bạn, bố bạn đồng ý nhưng mẹ không đồng ý thì bố chỉ có thể bán được phần của bố mà thôi).

Đối với trường hợp này, bạn có thể đề nghị Tòa án quận, huyện nơi có lô đất tuyên giao dịch vô hiệu. 

Căn cứ vào nội dung vụ án và căn cứ vào quy định về hợp đồng vô hiệu của Bộ luật Dân sự 2005, Tòa án sẽ ra phán quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã nêu là vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Khi có bản án của tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm ký kết. Cụ thể: Theo quy định tại khoản 1 Điều 410 Bộ luật Dân sự 2005 thì các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Dân sự về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *