Mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Tôi tên là N, sinh năm 1989. Năm tôi 13 tuổi bị ba ruột hãm hiếp nhưng không thành, lúc đó tôi có nói với mẹ tôi nhưng bà ấy mỉa mai và hành hạ tôi. Vậy xin hỏi tôi có quyền truất quyền làm cha làm mẹ của họ không? Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 

2. Nội dung tư vấn: 

n cứ vào quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 như sau: 

 

Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em

1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

A) Có tính chất loạn luân;

B) Làm nạn nhân có thai;

C) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

D) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

Đ) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, với trường hợp của bạn năm 13 tuổi bạn bị ba ruột hãm hiếp nên ba bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em theo điểm A khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa năm 2009. Tuy nhiên bạn nói bị ba ruột hãm hiếp nhưng không thành thì tội hiếp dâm là tội có cấu thành hình thức, Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm có các hành động nhằm giao cấu, không cần phải có căn cứ là đã giao cấu được hay chưa được nên tùy vào hành vi của người phạm tội để xem xét xem có phạm tội hiếp dâm hay không. Nếu người phạm tội mới thực hiện hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng bạo lực hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân, nhưng chưa kịp giao cấu vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội như đã bị ngăn chặn thì phạm tội chưa đạt và họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm. Nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm, nhưng có thể họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội khác như làm nhục người khác, cố ý gây thương tích. Trong tình huống trên bạn không nói cụ thể nên chúng tôi có thể tư vẫn cho bạn như trên. 

Còn về việc bạn muốn truất quyền làm cha làm mẹ của cha mẹ bạn thì hiện nay pháp luật chưa quy định vấn đề này, vì việc này đi trái với quy tắc đạo đức của dân tộc ta. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bạn có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với mình trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng hoặc đại diện theo pháp luật như sau: 

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Hiện tại bạn đã thành niên rồi nên không thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên nữa.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *