Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Hiện tại ba mẹ tôi đang ở một căn nhà được ông bà ngoại tôi cho ở hồi trước năm 1990. Do bà ngoại mất sớm nên ông ngoại đã đi tiếp bước nữa nên gần đây ông hay đòi lại nhà.

Ngôi nhà ba mẹ tôi đang ở lúc đó là mua từ tay người khác, giấy tờ viết tay. Hiện tại ba mẹ tôi giữ giấy tờ sang đất viết tay, giấy cho nhà viết tay, và hộ khẩu thường trú. Do gia đình không quan tâm về luật nên không làm giấy tờ liên quan về đất đai và nhà ở. Vì vậy ông tôi đã đi làm giấy tờ là sổ đỏ hay sổ hồng được mấy năm gần đây.

Bây giờ ông đòi nhà lại vì vậy giờ luật sư tư vấn giùm tôi nên làm thế nào để có thể tiếp tục ở ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: H.S

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;,

Lu ật sư tư vấn đất đai gọi:  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Nptlawyer.com ; xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai năm 2013

Bộ luật dân sự năm 2005

Nội dung trả lời:

1. Việc tặng cho mảnh đất

Theo khoản 3 điều 167 luật đất đai 2013 quy định về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất có quy định về việc tặng cho phải được công chứng, chứng thực như sau:

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, theo quy định trên thì việc tặng cho viết tay không công chứng của ông bà bạn cho bố mẹ bạn là không được pháp luật công nhận nên hiện tại mảnh đất đó vẫn là tài sản hợp pháp của ông  bà bạn. 
Tuy nhiên, sau khi bà bạn mất thì mảnh đất này sẽ được chia đôi và một nửa mảnh đất này sẽ thuộc về ông bạn, một nửa là tài sản của bà bạn để chia thừa kế theo pháp luật thì 1 nửa mảnh đất này sẽ được chia đều cho bố (hoặc mẹ bạn- là con ruột của ông bà) và cho ông bạn

Điều 676 Bộ luật Dân sự: những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

. Như vậy, không phải toàn bộ mảnh đất này đều là tài sản của ông bạn sau khi chia thừa kế nên việc ông bạn đòi lại toàn bộ mảnh đất và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như vậy là sai vì mảnh đất này mẹ bạn là người được hưởng phần di sản thừa kế cũng sẽ có quyền sở hữu đối với mảnh đất này nên mẹ bạn có quyền được ở lại trên mảnh đất đó tương ứng với phần tài sản mà mẹ bạn được hưởng thừa kế từ bà ngoại bạn
2.Việc ông bạn làm sổ đỏ
Việc ông bạn làm sổ đỏ đối với toàn bộ diện tích đất như vậy là sai vì theo như phân tích ở trên thì ngoài ông bạn thì mẹ bạn cũng là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất đó sau khi chia thừa kế nên theo quy định tại điều 106 luật đất đai 2013 khoản 2 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đã cấp cho ông bạn do diện tích được cấp không đúng:

Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *