Kính chào luật sư! luật sư cho em hỏi 1 trường hợp như sau: Ông A và Bà B lấy nhau từ năm 1991 có 2 người con. Năm 2003 được UBND huyện cấp GCNQSD đất với diện tích là 51,4 m2 (trên đất đã có căn nhà 3 tầng xây dựng năm 2000 nhưng khi cấp GCNQSD đất không cấp Quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất), sổ đỏ đứng tên ông A,

 Đến 12/5/2015 ông A và bà B được Tòa án nhân dân cấp huyện công nhận thuận tình ly hôn qua Quyết định điều 2 có nói tài sản chung thì do 2 bên tự thỏa thuận; điều 4 nói là quyết định có hiệu lực ngay sau khi ban hành và không được kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Ngày 13/5/2015 2 ông bà A, B ra UBND cấp xã làm biên bản thỏa thuận phân chia tài sản trong văn bản thỏa thuận chỉ nói là Bà B được hưởng ngôi nhà 3 tầng (trị giá 2,5 tỷ) và 100 triệu tiền mặt. ông A được hưởng 2,5 tỷ tiền mặt và 100 triệu tiền hàng, trong văn bản thỏa thuận có 2 bên nội ngoại ký tên xác nhận và UBND xã xác nhận chữ ký của các bên là đúng vào thời điểm ngày 13/5/2015. Nhưng khi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ ông A cho bà B thì cơ quan thuế có nói là hồ sơ không hợp lệ vì ngày xác nhận của xã là sai, vì cơ quan thuế nói sau khi có quyết định phải có 15 ngày kháng cáo. Và trong văn bản thỏa thuận chỉ nhắc tới nhà nhưng chưa nhắc đến đất, vậy luật sư cho em hỏi thuế nói thế là đúng hay sai, và nếu đúng thì sửa những gì trong văn bản thỏa thuận, nếu sai thì căn cứ vào đâu để bác bỏ ý kiến của cơ quan thuế! 

Em xin chân thành càm ơn!

Người gửi: P.T.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đình và  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình, gọi:

Trả lời:

Thưa quý khách hàng!

 

Công ty Nptlawyer.com ; xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình 2014.

– Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

– Bộ luật dân sự năm 2005.

– Luật đất đai 2013.

Nội dung phân tích:

Điều 55 về thuận tình ly hôn Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

Mục 9, nghị quyết 02/2000 quy định:

"Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

– Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

 Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện được nêu trên thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

Trong trường hợp vợ chồng bạn đưa đơn ly hôn trước ngày 12/5/2015 và khoảng thời gian đó đã được 15 ngày theo quy định của pháp luật thì việc ngày 12/5/2015 tòa án huyện công nhận thuận tình ly hôn là hợp pháp."

Thời gian chia tài sản sau khi ly hôn được quy định tại Điều 39, luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác."

Như vậy, khi tòa án đồng ý ly hôn thuận tình tức là đã công nhận về việc hai bên tự chia tài sản đã thỏa thuận bằng văn bản nên sự chia tài sản đó có hiệu lực pháp luật ngay, việc công chứng, chứng thực làm hoàn tất thủ tục phân chia tài sản.

Khoản 1, Điều 174, Bộ luật dân sự 2005 quy định về bất động sản

"Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định."

Căn cứ vào khoản 3, điều 98, Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

" Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp."

Do vậy, khi bà B được hưởng ngôi nhà 3 tầng được xây trên đất – BĐS nên đương nhiên bà có quyền sử dụng mảnh đất của ngôi nhà, việc chuyển quyền sử dụng đất từ chung của vợ chồng cho mình bà B được thực hiện theo quy định của pháp luật để bà B có thể đứng tên 1 mình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ngôi nhà đó.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:npttrinhlaw@gmail.com  hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!.

Bộ phận tư vấn Luật đất đai.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *