Chào Nptlawyer.com ;, trường hợp của tôi đã được Nptlawyer.com ; tư vấn, nhưng tôi có vấn đề cần Nptlawyer.com ; tư vấn thêm. Vấn đề thứ nhất tôi đã thống nhất lại với gia đình chồng về việc thăm con vào thời gian cố định từ khi ly hôn ngày 5/2/16 đến nay. Nhưng gia đình chồng tôi vẫn có hành động lúc nào tôi không có nhà là đón cháu, vấn đề này tôi phải giải quyết như thế nào?

Vấn đề thứ hai: trong trường hợp của tôi, tôi cần phải chứng minh được gia đình nhà chồng tôi đang lạm dụng quyền thăm nuôi. Trường hợp này tôi chỉ ghi chép thời gian gia đình chồng đón cháu mà không thông báo cho tôi từ lúc ly hôn đến bây giờ, và thời gian gia đình chồng tôi tự ý cho con nghỉ học mà không thông báo cho tôi mà chỉ xin phép cô giáo nghỉ học việc này khiến con tôi khi về nhà tôi cháu có tư tưởng không đi học và thường xuyên bảo tôi và ông ngoại cháu là cho con nghỉ học. Những hành động như vậy khiến cháu khi chuyển về nhà tôi thì không thích nghi được với môi trường mới. Mặt khác gia đình chồng tôi lại có nhân cách đạo đức không tốt, lô đề cờ bạc rượu chè có tiếng ở địa phương. Những việc trên cuả tôi có được gọi là chứng minh lạm dụng việc thăm nuôi của chồng tôi không ạ? 

Vấn đề thứ 3: quyền nuôi con thuộc về tôi nhưng đến khi cháu lớn tự đi học và về nhà được. Theo tôi, tôi chỉ cho cháu lên nhà nội vào thứ 7, chủ nhật, đến tối chủ nhật phải về nhà tôi. Nếu cháu có hành động tự ý về nhà nội khi tôi đi làm. Và nhà nội cũng để cháu như vậy, tôi phải giải quyết vấn đề này thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân Nptlawyer.com ;

>> Luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Trả lời:

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014  

2. Luật sư tư vấn:

Với vấn đề thứ nhất: căn cứ quy định điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014:

"Điều 82: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Bên cạnh đó, khoản 2 điều 83 quy định: "cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con"

>>Như vậy, chồng bạn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở; kể cả bạn và gia đình bạn. Nếu việc thăm nom của chồng bạn gây ảnh hưởng xấu đế việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng bạn.

Với vấn đề thứ hai: có thể thấy, việc gia đình bên chồng bạn tự ý cho con bạn nghỉ học khiến cho cháu có tâm lý muốn nghỉ học; về nhân thân gia đình chồng bạn lại có nhân cách đạo đức không tốt, lô đề cờ bạc rượu chè có tiếng ở địa phương, nếu chồng bạn dạy cháu những mặt không hay này hoặc là có ý để cho cháu bắt chước thì cũng làm ảnh hưởng xấu đến cháu, khiến bạn sẽ rất khó dạy dỗ, nuôi dưỡng cháu. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục con của bạn, và đặc biệt ảnh hưởng đến lối sống của đứa trẻ.

>>Vì vậy, đây có thể coi là lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 

Với vấn đề thứ ba, bạn muốn ngăn cản việc con mình thường xuyên qua nhà cha cháu là không hợp lý bởi quan hệ cha- con là quan hệ huyết thống, không những vậy, con bạn tự ý đến gia đình nhà cha cháu chứ không phải do gia đình cha cháu đến đón hay bắt ép đi. Trường hợp này, bạn có thể trò chuyện và thống nhất với con về thời gian đến nhà nội, tuy nhiên bạn cũng không nên quá nghiêm khắc trong việc cháu đến nhà cha cháu, tránh việc cháu nảy sinh ý nghĩ tiêu cực.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *