Kính chào Nptlawyer.com ;, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Nhà em đất thổ cư từ đời các cụ để lại, có 1 ngõ để đi. Quanh ngõ có 3 nhà khác nhau, theo như bản đồ địa chính năm 1972 thì ngõ đó là của nhà em, nhưng đến năm 1998 bên địa chính sửa đổi thì lại thành ngõ chung.

Cách đây 1 vài năm, 3 nhà đó, có 1 nhà(tạm gọi là nhà A) có sang nhờ nhà e cho mở 1 cánh cửa để đi chung ngõ. Nhà đó còn viết giấy công nhận là ngõ nhà e, chỉ xin đi nhờ nhưng thất lạc tờ giấy đó, bây giờ họ lại nói là không nhờ cậy gì mà là ngõ chung. 2 nhà còn lại có ký giấy công nhận là ngõ nhà em và xin đi nhờ, giờ nhà em vẫn còn giữ giấy đó.

Tuy nhiên, 1 trong 2 nhà này lại lật lại (tạm gọi nhà B) và nói đó là ngõ chung. Chính thức sử dụng ngõ là nhà em và nhà B, còn nhà A chỉ mở thêm cánh cửa phụ để chở hàng (bán đại lý tạp hóa). Cách đây 2 tuần, nhà em có làm lại ngõ, đổ bê tông để đi cho sạch sẽ. Chiều cao chạm vào cánh cửa nhà A. Họ kéo khoảng 6,7 ng mang đồ sang phá phần đó để mở cửa, đập cổng nhà em, đánh mẹ em phải đi viện.

1. Riêng mục này nhà em đc quyền kiện vì cố ý gây thương tích có tổ chức đúng không ạ?

2. Nhà em hiện chưa có sổ đỏ, 3 nhà còn lại có sổ đỏ rồi và số mét đất trên sổ đỏ của họ không bao gồm ngõ của nhà em. Gia đình e có làm đơn kiện về việc công nhận ngõ đó là của nhà em, vậy anh/chị cho em xin ý kiến về vấn đề này với ạ?? Gia đình em cần chuẩn bị giấy tờ hoặc thủ tục như thế nào nhờ anh/chị tư vấn?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Lan

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Nptlawyer.com ;, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 1999

Bộ luật dân sự 2005

Nội dung tư vấn 

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề  

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Theo quy định của pháp luật thì khi bạn đổ ngõ nên để lại chỗ cho nhà A mở được cửa, tuy nhiên 2 nhà có thể thương lượng với nhau và việc nhà A mang 6,7 người sang nhà bạn đập phá và đánh mẹ bạn là sai quy định của pháp luật 

Thứ nhất đối việc mẹ bạn bị đánh bị thương:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Vì vậy bạn cần xin giấy xác nhận của bệnh viện để xác định tỉ lệ thương tật của mẹ bạn xem có lơn hơn 11% không, nếu nhở hơn thì xem có thuộc một trong các quy định từ điểm a đến k khoản này không.

Về câu hỏi thứ hai của bạn mình xin được phép trả lời như sau :

Điều 279. Chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Bất động sản liền kề với bất động sản của chủ sở hữu đang thực hiện quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đó nhập làm một;

2. Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.

Vì vậy bạn không thể chấm dứt quyền sử dụng bất động sản liền kề của hàng xóm nhà bạn được, tuy nhiên chi phí xây dựng ngõ bạn có quyền yêu cầu họ phải chịu chung một phần chi phí. Nếu vụ việc không được giải quyết bạn có thể nhờ xã hòa giải giúp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *