Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi tên Hoàng Ngọc Đức, sinh năm 1987, tôi lấy vợ năm 2011, hiện đã có với nhau 1 con gái 2 tuổi .Nay vì mâu thuẫn gia đình không thể hàn gắn , vợ chồng chúng tôi quyết định ly dị .

Vậy cho hỏi luật sư có cách nào để tôi dành quyền nuôi con không ?Thông tin vợ chồng :Tôi (chồng ) ,  đi làm 1 công ty , thu nhập ổn định 7tr/tháng. Hiện đang sống chung với nhà cha mẹ tại quận 12( nhà tôi còn 2 cha, me và 1 em gái cũng đang đi làm ) .Hộ khẩu và CMND TPHCM .Vợ tôi hiện không đi làm , thu nhập không ổn định , sống nhà trọ tại quận Tân Phú Quê : Hải PhòngNhờ luật sư tư vấn tôi cần thỏa điều kiện gì để khi ly hôn có khả năng dành quyền nuôi con .
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Nptlawyer.com ;

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư.

Người gửi: Hoàng Ngọc Đức

Một số mẫu văn bản áp dụng cho thủ tục ly hôn

1  Mẫu đơn xin ly hôn;

2. Mẫu đơn thuận tình ly hôn;

3. Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương ;

4. Mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng;

>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn qua điện thoại

Trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi thư đến chuyên mục, dựa vào những dữ liệu bạn cung cấp tôi có thể trả lời bạn như sau:

Căn cứ Điều 92 luật hôn nhân và gia đình. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp trên của bạn thì con dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc thì được mẹ nuôi tuy nhiên bạn có thể thỏa thuận với mẹ để yêu cầu được quyền nuôi con hoặc chứng minh được mình đủ khả năng nuôi con trong khi người mẹ không có khả năng nuôi con đầy đủ.

Hi vọng rằng, nếu có bất kì vấn đề pháp lí nào khác, bạn sẽ liên hệ với chúng tôi qua email: lienhe@Nptlawyer.com.vn hoặc qua tổng đài tư vấn pháp luật để được trợ giúp trực tiếp.

 

Ý kiến trả lời bổ sung:

 

Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi. Theo các dữ liệu bạn cung cấp, thay mặt cho Nptlawyer.com ;, tôi xin trả lời câu hỏi như sau:

Theo Điều 92 Bộ luật Hôn nhân Và Gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.”

Theo Điều 93 Bộ luật Hôn nhân Và Gia đình quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.”

Trong trường hợp của bạn, theo Điều 92 Bộ luật Hôn nhân Và Gia đình thì bạn không có quyền trực tiếp nuôi con.

Nhưng ở hoàn cảnh gia đình bạn qua những thông tin bạn cung cấp thì trước tòa án bạn cần có những bằng chứng xác thực việc vợ bạn không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con. Tòa án có thể xem xét quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con theo Điều 93 Bộ luật Hôn nhân và Gia đình.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ;

——————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *