Thưa luật sư. Nhà em mua một mảnh đất rộng 4m dài 25m từ năm 2009.hai gia đình đã đi làm thủ tục ở văn phòng công chứng, nhưng khi chính quyền xã, cùng với địa chính xã lên đo đất, làm hồ sơ, thì người vợ đã bỏ đi

Nên chưa làm được thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhà em.Giá tiền mảnh đất là 500 triệu.Nhà em đã chuyển cho người bán 400 triệu.Trong thời gian qua người chồng đã ra tòa li hôn vắng mặt tòa giải quyết, còn tài sản hai bên tự thỏa thuận.Xin hỏi luật sư trong trường hợp trên em phải làm gì ? và làm thủ tục như thế nào để làm được thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật  của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  

Trả lời:

Thưa quý khách hàng!

 

Công ty Nptlawyer.com ; xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật dân sự 2005

Luật hôn nhân gia đình 2014

Nội dung phân tích: 

Theo luật dân sự 2005

Điều 78. Tuyên bố một người mất tích  

1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Điều 79. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật này.

Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Điều 76. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình;

2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;

3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án;

4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Toà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 77. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú  

Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các quyền sau đây:

1. Quản lý tài sản của người vắng mặt;

2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt;

3.  Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản.

Điều 689. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất  

1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này.

Theo luật hôn nhân và gia đình 2014.

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy đối với trường hợp của bạn xin được phân tích các khía cạnh như sau:

Thứ nhất về mảnh đất mà bạn mua: Do chưa làm xong các thủ tục của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có công chứng nên trên pháp luật mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu tài sản chung của hai vợ chồng gia đình bạn mua đất trước khi ly hôn. Sau khi ly hôn về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi anh chồng một nửa và chị vợ một nửa, tuy nhiên do người vợ này đã bỏ đi biệt tích từ năm 2009 đến thời điểm hiện tại là 6 năm nên bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bộ chị vợ này đã mất tích theo Điều 78 luật dân sự 2005 với mục đích để xác định người quản lý miếng đất thuộc quyền của chị vợ. Sau khi tuyên bố mất tích miếng đất này sẽ được giao cho một người khác quản lý nhưng người cũng không có quyền thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho bạn.

Thứ hai về số tiền bạn đã chuyển cho vợ chồng bên bán đất do bạn chưa cung cấp thông tin về việc khi chuyển số tiền này bạn có thực hiện giao kết hợp đồng hoặc có giấy tờ gì chứng minh về việc bạn đã chuyển tiền chưa nếu không có giấy tờ gì để chứng minh thì số tiền này không làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền có thể chuyển quyền sử dụng đất cho ban được.

Như vậy trước hết bạn có thể yêu cầu anh chồng chuyển quyền sở hữu đối với nửa mảnh đất thuộc quyền của anh chồng cho mình trước, đối với nửa còn lại bạn chỉ có thể đợi đến khi chị vợ quay trở về để làm các thủ tục trong trường hợp bạn có giấy tờ chứng minh mình đã chuyển số tiền 400 triệu cho gia đình bên bán bạn có thể dựa trên giấy này yêu cầu người quản lý nửa miếng đất của chị vợ trả nợ cho mình bằng cách dùng mảnh đất đó để trả nợ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Nptlawyer.com ;, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Gia đình chúng tôi có mua 1 mảnh đất của người quen từ năm 1986 đến nay qua hình thức giấy viết tay.

Vì bên bán không làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho gia đình chúng tôi nên gia đình chúng tôi đã gửi đơn kiện đến UBND Phường và tòa án nhân dân thành phố. Tuy nhiên đã 18 năm từ 1996 đến nay vẫn không có cơ quan nào đứng ra giải quyết. Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, nhưng khi nhà cấp 4 của chúng tôi xuống cấp cũng không thể sửa chữa. Còn gia đình bên kia xây dựng bao nhiêu nhưng vẫn được chính quyền địa phương cho phép.

Vừa rồi gia đình tôi có lên UBND phường xem bản đồ địa chính thì được biết từ 2009 gia đình chúng tôi không có trong bản đồ địa chính của địa phương mặc dù gia đình chúng tôi vẫn nhận được thông báo đó đặt địa chính của phương và nộp thuế đất đầy đủ.Xin hỏi các anh chị nhà báo, gia đình chúng tôi cần phải làm gì và thủ tục thế nào?   

Người gửi:  Hiếu

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật  của Nptlawyer.com ;.

Tư vấn pháp luật về quyền sử dụng đất, gọi:

Trả lời:

(Câu hỏi đang cập nhật câu trả lời)

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *