Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi có trường hợp thu hồi đất trong thời gian của luật đất đai 2013 mong công ty tư vấn :

1. Nhà nước ký duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tđc trong khi người bị thu hồi đất chưa ký chấp nhận giá bồi thường .Vậy việc ký duyệt phương án này là đúng hay sai theo luật đất đai 2013?

2. Việc nhà nước tự lên phương án, phê duyệt phương án trong khi người có đất bị thu hồi cho rằng giá đền bù chưa phù hợp ,chưa ký. Nhưng nhà nước đã ban hành quyết định cưỡng chế theo luật đất đai 2013 là đúng hay sai?

3. Người có đất thu hồi chưa chấp nhận giá đền bù,chưa ký chấp nhận giá, nhưng nhà nước vẫn gởi thông báo,quyết định phê duyệt phương án đền bù, người dân khiếu nại thời gian 3-4 tháng vẫn không có quyết định giải quyết khiếu nại .Việc này theo luật khiếu nai 2011 là đúng hay sai, nếu sai thì cơ quan hoặc người bị khiếu nại sẽ như thế nào?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: T.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi số: 

Trả lời:

 

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Nptlawyer.com ;. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:            

Luật đất đai 2013.

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Nội dung tư vấn :

1. Nhà nước ký duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đất trong khi người bị thu hồi đất chưa ký chấp nhận giá bồi thường .Vậy việc ký duyệt phương án này là đúng hay sai theo luật đất đai 2013?

Căn cứ điều 74 luật đất đai 2013.

"Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật."

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý nên khi có quyết định thu hồi đất phục vụ cho bất cứ mục đích nào phù hợp với quy định của pháp luật thì cá nhân đang là chủ sở hữu quyền sử dụng đất có nghĩa vụ bàn giao lại đất và nhận được bồi thường về đất nếu thuộc trường hợp được bồi thường đất. Theo Điều 74 Luật đất đai 2013 việc bồi thường đất sẽ được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất  cụ thể của loại đất thu hồi do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất, như vậy với trường hợp của bạn nếu nhà nước đã ký duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đất theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật, giá bồi thường đúng theo giá đất của loại đất cụ thể được ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thì việc ký duyệt phương án bồi thường khi người bị thu hồi đất chưa kí giá bồi thường là đúng theo quy định của pháp luật.

2. Việc nhà nước tự lên phương án, phê duyệt phương án trong khi người có đất bị thu hồi cho rằng giá đền bù chưa phù hợp ,chưa lý. Nhưng nhà nước đã ban hành quyết định cưỡng chế theo luật đất đai 2013 là đúng hay sai?

Như đã phân tích ở khi có quyết định thu hồi đất phục vụ cho bất cứ mục đích nào phù hợp với quy định của pháp luât thì cá nhân đang là chủ sở hữu quyền sử dụng đất có nghĩa vụ bàn giao lại đất và nhận tiền bồi thường theo đúng giá đất của loại đất bị thu hồi. Như vậy nếu giá bồi thường đất mà ủy ban nhân dân phê duyệt đúng với giá đất của tỉnh và chính quyền địa phương đã thực hiện đúng các quy trình thủ tục thu hồi bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người dân thì kể cả khi người có đất bị thu hồi cho rằng giá đền bù chưa hợp lý không chịu nhận tiền nếu có đủ các điều kiện theo Điều 71 LĐĐ thì cơ quan có thẩm quyền có quyền ban hành quyết định cưỡng chế đất. Giá đất với mỗi địa phương là khác nhau do bạn chưa cung cấp thông tin về nơi bạn thường trú nên chúng tôi chưa thể cung cấp bảng giá đất chính xác cho bạn được. 

Quy trình, thủ tục thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư của cơ quan nhà nước như sau được quy định cụ thể tại nghị định 47/2014/NĐ-CP. Do bạn chưa cung cấp thông tin cụ thể về đất bị thu hồi là đất gì và mục đích vủa việc thu hồi là gì nơi bạn thường trú là ở đâu nên bạn có thể tham khảo thêm các quy định chi tiết trong nghị định 47/2017/NĐ-CP.

"Điều 71. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất

1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.

2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

c) Quyết định cưỡng chế  thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

4. Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất:

a) Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;

b) Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;

c) Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;

b) Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;

c) Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;

đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu;

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

3. Người có đất thu hồi chưa chấp nhận giá đền bù,chưa ký chấp nhận giá, nhưng nhà nước vẫn gởi thông báo,quyết định phê duyệt phương án đền bù, người dân khiếu nại thời gian 3-4 tháng vẫn không có quyết định giải quyết khiếu nại .Việc này theo luật khiếu nai 2011 là đúng hay sai, nếu sai thì cơ quan hoặc người bị khiếu nại sẽ như thế nào?

Căn cứ theo luật khiếu nại 2011:

"Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do."

"Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý."

Như vậy trong thời hạn 3-4 tháng mà cơ quan nhà nước bị khiếu nại không có quyết định giải quyết việc khiếu nại, theo Điều 27.28 Luật khiếu nại 2011 điều này là chưa đúng với quy định của luật khiếu nại 2011. Đồng thời hành vi không giải quyết khiếu nại là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 6 Luật khiếu nại và bị xử lý hành vi vi phạm theo Điều 67 luật khiếu nại.

"Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật."

"Điều 67. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người giải quyết khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại có một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *