Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi và vợ tôi có thế chấp tại ngân hàng 1 ngôi nhà chung (đã có sổ đỏ mang tên 2 chúng tôi) đảm bảo cho khoản vay cho Công ty do vợ tôi đứng tên chịu trách nhiệm trước pháp luật, sau đó giữa vợ chồng có mâu thuẫn, tôi làm đơn đề nghị Ngân hàng chấm dứt hợp đồng thế chấp đó, sau đó ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay với ý kiến là tách rời trách nhiệm của tôi.

Tuy nhiên đến nay tôi yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hợp đồng thế chấp đó để giải tỏa bảo lãnh đối với tài sản đó, nhưng ngân hàng trả lời nếu tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng trên thì phải có sự đồng thuận của vợ tôi, nhưng vợ tôi là người đang được vay tiền, vợ chồng đang trục trặc thì làm sao tìm được sự đồng thuận, việc Ngân hàng trả lời như vậy có đúng không, tôi phải làm thế nào để giải tỏa được bảo lãnh.

Ở 1 ngôi nhà khác mới có hợp đồng mua bán giữa Công ty xây dựng, người bán và vợ tôi (có công chứng mua bán), nhưng nay vợ tôi mang ngôi nhà này đi thế chấp ở Ngân hàng để bảo lãnh cho 1 công ty khác vay vốn, hợp đồng thế chấp tài sản này không có công chứng, tôi phải làm những thủ tục gì để yêu cầu chấm dứt hợp đồng thế chấp này, đòi lại tài sản chung?

Chúng tôi thành lập Công ty năm 2000 do tôi dứng tên chiu trách nhiệm trước pháp luật, sau đó năm 2004 đổi sang cho vợ tôi đứng tên (không có tên tôi), khi vợ chồng có mâu thuẫn, vợ tôi đã dùng tư cách pháp nhân để đẩy tôi ra không cho tôi tham gia các hoạt động của Công ty, vì trước đây Công ty chúng tôi hoạt động bài bản, có thủ quỹ, kế toán nên các chi phí sinh hoạt và chi tiêu tôi đều thông qua kế toán và thu quỹ, không có khoản tiền riêng nào, văn phong đặt trụ sở làm việc tại nhà chung của chúng tôi (đã có sổ đỏ mang tên cả 2 vợ chồng, hộ khẩu do tôi đứng tên chủ hộ), giữa Công ty và chúng tôi không có ký hợp đồng cho thuê, cho mượn hay ở nhờ tại đây. Nay tôi yêu cầu Công ty của vợ tôi thanh toán tiền thuê nhà, nhưng vợ tôi không đồng ý, mặt khác còn dùng áp lực như không đưa chìa khóa cửa cho tôi, gây khó khăn cho tôi khi ra vào, tôi làm thủ tục gì để đòi lại nhà, nếu tôi làm đơn yêu cầu công ty chuyển đi, mà vợ tôi cố tình trây ỳ thì tôi có thể thuê Công ty bảo vệ để không cho nhân viên của Công ty vào làm việc được không?

Hơn 1 năm nay vợ tôi quản lý hết tài chính, nắm giữ hết tài sản nên cuộc sống của tôi hết sức khó khăn, không có khoản dự phòng nào và không có khoản thu nhập nào, nên tôi rất cần thiết đòi lại nhà để cho thuê nhưng tuân thủ theo các quy định của Pháp luật. Tôi đang rất bế tắc

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Nptlawyer.com ;.

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người gửi: Duc LD

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật   của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Trả lời:

Nptlawyer.com ; đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tới công ty. Về vấn đề của bạn Công ty xin được giải đáp như sau:

 

Cơ sở pháp lý: 

Luật hôn nhân gia đình 2000  

1. Vấn đề yêu cầu của Ngân hàng.

Việc ngân hàng yêu cầu phải có sự đồng thuận của Vợ bạn là đúng.  

Theo quy định tại Điều 146, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ Về thi hành Luật Đất đai năm 2003, thì các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình “phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự”.

2. Tài sản chung vợ chồng.

Thứ nhất, “Ở 1 ngôi nhà khác mới có hợp đồng mua bán giữa Công ty xây dựng, người bán và vợ tôi (có công chứng mua bán), nhưng nay vợ tôi mang ngôi nhà này đi thế chấp ở Ngân hàng để bảo lãnh cho 1 công ty khác vay vốn, hợp đồng thế chấp tài sản này không có công chứng, tôi phải làm những thủ tục gì để yêu cầu chấm dứt hợp đồng thế chấp này, đòi lại tài sản chung?”

Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ,quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

Khoản 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Vì vậy, Nếu ngôi nhà này là tài sản chung vợ chồng thì vợ anh chỉ được phép mang đi thế chấp khi được sự đồng ý của anh. Vì vậy. Hợp đồng mà vợ anh đã xác lập vô hiệu. Anh có thể thống nhất lại với vợ. Hoặc gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật.

Thứ 2, đối với những tài sản chung của vợ chồng anh chị. Trường hợp anh muốn nhận tài sản chung vợ chồng biết rằng, hai vợ chồng không ly hôn, anh có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Được quy định cụ thể tại điều 38 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trên đây là những giải đáp từ Nptlawyer.com ; cho thắc mắc của bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ;

——————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *