Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Gia đình tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2007, bố tôi có làm hợp đồng tặng cho 3 con trai năm 2012.

Tháng 12/2014 Bố tôi làm thủ tục tách sổ đỏ cho các con để các con ra ở riêng và làm nhà. Người hàng xóm giáp ranh một phần đất của nhà tôi đã kiện Bố tôi lấn chiếm đất trong khi nhà bà vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

UBND phường đã hòa giải 2 lần không thành, cho đến nay đã quá lâu mà chưa thấy giải quyết được. Phường tư vấn là để lại phần đất gần chỗ tranh chấp, tách các ô đất khác. Hiện giờ Bố tôi làm thủ tục tách sổ đỏ cho 2 con trai lớn để làm nhà ở riêng, đã hoàn thiện hồ sơ và nộp tại UBND thành phố nhưng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trả lời dừng lại vì đất đang có tranh chấp.

Vậy tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn:

1. Trong trường hợp này gia đình tôi tách thửa đất được không ?

2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Tan Nguyen

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn đất đai gọi: 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai 2013 

Bộ luật tố tụng Dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

Nội dung phân tích:

1. Điều kiện tách thửa

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Khoản 24, Điều 3 Luật Đất đai 2013)

Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất:

"1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

…"

Theo thông tin mà bạn cung cấp, mảnh đất mà bố bạn trong quá trình thực hiện việc tách sổ đỏ đã xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, việc này vi phạm điều kiện quy định tại điều luật trên: "Đất không xảy ra tranh chấp". Để có thể tách sổ, trước hết cần giải quyết việc tranh chấp này.

2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Để giải quyết tranh chấp đất đai thì cần tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục này được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Theo quy định của pháp luật, đây là thủ tục bắt buộc đầu tiên khi giải quyết tranh chấp về đất đai, Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, hòa giải tại cơ sở đã được tiến hành hai lần nhưng vẫn không đạt được mục đích. Bởi vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo

Bước 2: Khởi kiện

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013:

"Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

…"

Do đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên nếu gia đình bạn quyết định giải quyết vụ việc này bằng con đường Tòa án thì gửi đơn ra tòa án cấp huyện nơi có bất động sản xảy ra tranh chấp căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33 và điểm c khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

…"

“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

…"

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

…"

Theo quy định trên, bạn dựa vào tình hình thực tế để có thể đưa ra phương thức giải quyết tốt nhất.

Trân trọng ./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI – Nptlawyer.com ;.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *