Kính chào Nptlawyer.com ;.Thưa luật sư! Tôi muốn tư vấn về vấn quyền thừa kế đất đai như sau. Ông tôi có 2 vợ – vợ cả: sinh đc 5 người con. – vợ 2 sinh được một người con út. Ông tôi và bà cả đã mất từ lâu, gần 20 năm. Bà 2 mất chưa được 10 năm. Gia đình tôi sống trên mảnh đất ông bà để lại từ những năm 1986. Khi ông bà mất không có để lại di chúc quyền thừa kế cho ai. Hiện tại gia đình tôi vẫn sống trên mảnh đất đó, và đóng đầy đủ mọi loại thuế đất.

Tên chủ sở hữu mảnh đất đó trên bản đồ địa chính mang tên bố mẹ tôi hiện giờ và chưa đc cấp bìa đỏ. Nay bố tôi đã qua đời, cũng không để lại di chúc và quyền thừa kế cho ai. Trước khi bố tôi mất có họp gia đình với các anh, chị em của bố tôi và xin giữ lại toàn bộ mảnh đất đấy cho chúng tôi (là con của bố). Nay các anh, chị em của bố tôi đòi chia mảnh đất đấy, và bảo đấy là đất của ông bà để lại. Như vậy có đúng không? Vậy nếu gia đình tôi không đồng ý chia thì có đúng không. Mong luật sư tư vấn giúp cho.

Chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi:

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

I. Căn cứ pháp lý.

Bộ luật dân sự 2005

II. Nội dung

Như thông tin bạn cung cấp, ông bạn và bà cả đã mất cách đây gần 20 năm – khoảng những năm 1996, bà hai mất gần 10 năm – khoảng những năm 2006.

Mặc dù ông bạn mất vào năm 1996- thời điểm BLDS 1995 đang có hiệu lực nhưng đến thời điểm hiện tại các đồng thừa kế mới tiến hành phân chia di sản nên chúng ta sẽ áp dụng BLDS 2005 trong trường hợp này. Theo quy định tại BLDS 2005 thì:

"Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản".

Như vậy, khi ông bà bạn mất, không để lại di chúc, vì vậy, toàn bộ số tài sản thuộc sở hữu của ông bà bạn sẽ được chia lại cho các đồng thừa kế theo quy định của pháp luật. Theo đó, tài sản do ông bà bạn để lại sẽ thuộc sở hữu chung của 7 người con (vì các hàng thừa kế trước đã không còn). Nay bố bạn đã mất thì quyền thừa kế sẽ được trao lại cho người được hưởng phần thừa kế của bố bạn (mẹ bạn, bạn và anh chị em của bạn nếu có). Mặc dù trước đó, bố bạn đã họp và xin giữ lại mảnh đất đó cho bạn, nhưng bạn không nêu là có văn bản chấp thuận và được công chứng hay không, vì thế, thỏa thuận đó không có hiệu lực trước pháp luật và ràng buộc các bên phải thực hiện. Vì vậy, khi các cô các bác của bạn yêu cầu chia di sản thừa kế thì sẽ tiến hành chia di sản thừa kế theo đúng quy định pháp luật. Theo đó, số tài sản ông bà bạn để lại sẽ được chia đều thành 7 phần, về phần của bố bạn, bạn và mẹ bạn cùng các anh chị em (nếu có) sẽ là người hưởng thừa kế kế vị, mặc dù mảnh đất do bố bạn đứng tên. Nếu như gia đình bạn muốn giữ lại mảnh đất thì nên thỏa thuận với các đồng thừa kế còn lại về việc phân chia tài sản, gia đình bạn sẽ giữ lại mảnh đất và trả lại cho các đồng thừa kế bằng tiền.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!                                  

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *