Kính thưa Luật sư! Luật sư làm ơn giúp đỡ tôi một vướng mắc như sau: Tôi và cô ấy ly hôn từ tháng 7 năm 2014 đến nay, chúng tôi có 01 con gái đến thời điểm ly hôn là 11 tuổi. Theo nguyện vọng của cháu là để cho mẹ làm người thực hiện quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ. Căn cứ vào Quyết định của TAND huyện thì cả 2 bên đều chấp hành tốt quyền thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ

 
Tuy nhiên, có một việc mà tôi không thể chấp nhận được ở cô ấy trong một số hành vi mà tôi cho là sẽ gián tiếp làm ảnh hưởng đến tình cảm Cha- Con của tôi đó là:
1. Về phía tôi, khi tôi muốn đón con đi chơi đâu xa khỏi địa bàn huyện Bắc Quang, tôi đều nhắc con gái là "con điện thoại xin phép mẹ để cho mẹ yên tâm", đômgf thời lựa lúc cháu được nghỉ học chính đáng mới đi. Việc làm ấy tôi cho rằng: đi chơi với bố là một chuyện, nhưng cũng là dạy con trẻ biết tôn trọng mẹ nó và đáp ứng được việc giám sát, theo dõi con của mẹ cháu.
Tuy nhiên, về phía cô ta thì hoàn toàn ngược lại: đã nhiều lần cô ấy tổ chức 2 mẹ con đi chơi xa khỏi tỉnh, những nơi lành có, nguy hiểm có nhưng chưa một lần nào cô ấy nhắc con gái thông báo cho bố biết (do tôi ở xa cháu 6km nên ko cập nhật được thông tin). Tệ hại nhất, vừa qua cô ta đã lặng lẽ tự tiện cho con gái nghỉ học cả 1 tuần (con gái tôi học trường chất lượng cao) và cho con rời khỏi địa bàn Việt Nam đi làm gì và lí do cho con đi mà tôi không được biết, đến tận hôm nay là 05/9 ngày tựu trường vẫn chưa thấy cháu về cùng các bạn, tôi cố tình liên lạc với cháu không được, cố tình liên lạc với mẹ cũng không được, mà trước, trong khi đi cô ta và con cũng không thông tin cho tôi biết là đi đâu để tôi yên tâm. Tôi đã mất ăn, mất ngủ cả tuần nay.
2. Với nội dung về hành vi trên, tôi xin hỏi Luật sư là: VIỆC LÀM NHƯ VẬY CỦA CÔ TA CÓ VI PHẠM GÌ ĐẾN CÁC QUYỀN THĂM NOM, CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, DẠY DỖ HOẶC CÓ YẾU TỐ CẤU THÀNH KHÔNG? về phía tôi, tôi thấy hình như việc quản lý, chăm sóc, dạy dỗ, thăm nom của tôi với bé đang bị cô ta chủ ý cản trở gián tiếp thì phải.
Mong Luật Sư giúp đỡ tôi!
 
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Nptlawyer.com ;.
Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình gọi:
 
 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới Nptlawyer.com ; chúng tôi. Với những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý:

 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 

Nội dung phân tích:

Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục sau khi ly hôn quy định như sau:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Trong trường hợp này con gái bạn 11 tuổi là người chưa thành niên nên sau khi ly hôn bạn vẫn có quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn mặc dù bạn không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng,

Tại khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì sau khi ly hôn bạn hoàn toàn có quyền thăm nom con mà không ai được phép cản trở.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 83 Luật hôn nhân gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha mẹ trực tiếp nuôi con với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì  Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trong trường hợp nếu như có bằng chứng cho rằng vợ cũ của mình cố tình cắt liên lạc không cho bạn liên lạc được với con, cản trở bạn trong việc tiếp cận con, tiếp cận thông tin của con, cố tình gây khó khăn cho việc thăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con của bạn thì đó là chính là căn cứ để cho rằng vợ cũ của bạn đã vi phạm khoản 3 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình đó là đã cản trở người không trực tiếp nuôi con là bạn trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng

 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *