Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi hiện đang là sinh viên của một trường Đại Học, tôi có một vài câu hỏi xin được Đoàn Luật sư tư vấn giúp: 1. Hiện nay theo Luật Phòng, chống HIV thì quyền của người nhiễm HIV được quy định tại Điều 4 khoản 1. Vậy quyền của người nhiễm HIV:

a, Thực tiễn được bảo đảm như thế nào ?

b, khó khăn ra sao ?

c, thuận lợi gì ?

d, chính sách Nhà nước dành cho họ ra sao ?

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người gửi: Hồng DL

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Tư vấn về quyền của người bị nhiễm HIV  – Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn! Nptlawyer.com ; đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn Công ty xin được giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006

Nội dung phân tích:

Hiện nay, Người nhiễm HIV/AIDS được đảm bảo quyền lợi nhiều hơn trước. Điều này được thể hiện qua rất nhiều biểu hiện thực tế, Đầu tiên và cũng có ảnh hưởng lớn nhất là sự ra đời của Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 là dấu mốc quan trọng đối với những người không may nhiễm HIV/AIDS. Việc đưa Luật vào thực hiện trong thực tiễn đã đạt được rất nhiều kết quả tốt. Cụ thể:

a, Về cơ chế đảm bảo thực hiện

Văn bản Luật phòng, chống HIV/AIDS được thông qua và chính thức có hiệu lực năm 2006 đã là nền tảng pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người nhiễm HIV/AIDS. Việc thực hiện những quy định của pháp luật được đảm bảo bằng cơ chế quản lý và quyền uy của nhà nước. Theo đó, với tôn chỉ của xã hội: " Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật" những quy định của Luật được thực hiện tuyệt đối nghiêm túc. Hiến pháp năm 2013 đã chỉ rõ: " Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật." Văn bản Luật ra đời có kèm theo các văn bản hướng dẫn thi hành như: Qui chế số 511/QĐ-BCA về phòng chống HIV/AIDS trong trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng ( ban hành năm 1999); Thông tư liên bộ số 05/2003/TTLT Bộ Công an- Bộ Y tế- Bộ Tài chính về công tác quản lý, chăm sóc, điều trị tư vấn cho những người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Như vậy, việc văn bản Luật và các văn bản liên quan ra đời cũng là một trong những cơ chế bảo đảm thực hiện quyền của người nhiễm HIV/AIDS. 

b, Về những thuận lợi:

Như đã phân tích, Thứ nhất, Xã hội ngày nay đã có những hiểu biết về pháp luật nhất định vì vậy, Đây cũng là thuận lợi lớn trong việc đưa luật vào thực tiễn.

Thứ hai, Luật ra đời cùng các văn bản hướng dẫn đã giúp các quy định của pháp luật dễ đi vào thực tế cuộc sống, có thể cung cấp thông tin cho những người nhiễm HIV/AIDS nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Thứ ba, Xã hội đang dần quan tâm hơn tới những người nhiễm HIV/AIDS vì vậy, Việc áp dụng Luật nhận được sự ủng hộ của mọi người trong xã hội nhiều hơn

c, Về những khó khăn:

Có thể thấy rằng, Việc áp dụng Luật phòng, chống nhiễm HIV/AIDS có gặp một vài khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn:

1, Về ý thức pháp luật:

Trong xã hội vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân không có hoặc ít có kiến thức về pháp luật, bộ phận những người chống đối, đi ngược lại những chính sách của đảng, quy định của pháp luật. Vì vậy, việc đưa luật áp dụng trong thực tiễn vẫn còn gặp khó khăn.

2, Về nhận thức xã hội:

Ngày nay, đâu đó vẫn có sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là rào cản rất lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Vì vậy, đây cũng chính là khó khăn lớn nhất trong việc đưa luật vào thực hiện trong thực tiễn. 

d, Về chính sách của nhà nước trong việc đảm bảo quyền lợi của những người nhiễm HIV/AIDS

Nhà nước đang có rất nhiều quan tâm tới những người nhiễm HIV/AIDS đặc biệt là việc đảm bảo quyền lợi của họ. Nhà nước đã có những chính sách, hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của những người nhiễm HIV/AIDS. Cụ thể:

1, Ban hành những văn bản pháp luật nhằm đưa ra cơ chế bảo vệ quyền lợi của những người nhiễm HIV/AIDS: Luật phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, các quy định trong các bộ luật…Đặc biệt, văn bản có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý trong ngành y tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị nhiễm HIV là Quy chế phối hợp số 1192/QC-BYT-BTP trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV Ngày 01/12/2014 của liên Bộ Y tế – Tư pháp.

2, Bên cạnh đó, việc thành lập các trung tâm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cũng là một trong những chính sách của nhà nước bảo vệ quyền lợi của những người nhiễm HIV/AIDS. Tại nơi này, người nhiễm HIV/AIDS, chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ được tư vấn về quyền lợi được hưởng.

3. Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về ý thức phòng tránh HIV/AIDS và xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS như:Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS được diễn ra từ 10/11 – 10/12…

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *