Thưa luật sư, Em tên My, sinh năm 1986 . Vào năm 2012 em kết hôn với chồng em SN 1967 , mang quốc tịch Canada . Vào năm 2014 em sinh đứa con gái và cũng đã làm hết mọi thủ tục nhập quốc tịch cho bé . Vào T9/2015 vừa qua , em cũng đã nhận được visa đi Canada , cuối cùng mua vé máy bay vào 26/12/2015 .

 Nhưng em không biết vì lý do gì chồng em đã hủy bảo lãnh, em đã nhận được điện thoại từ lãnh sư quán Canada, bảo người bảo lãnh đã hủy bảo lãnh em, nên visa được hủy vào 23/11/2015 . Từ hôm đó em không còn liên lạc với chồng em đến nay, em đã nhờ người thân xác nhận chính anh ấy là người hủy bảo lãnh. Em cũng không còn muốn trao đổi nhiều hơn với người này nữa , cũng thế 2 bên đã không còn liên lạc từ tháng 11 đến nay . Mặc dù em đã làm đơn khiếu nại gửi đến Bộ Di Trú – Cao Ủy Canada, cộng với Lãnh Sư Quán Canada , nhưng bên bộ di trú có trả lời em là cái tranh chấp này chỉ có thể để tòa án Canada giải quyết . ( Em có đính kèm hồ sơ để Luật Sư tham khảo ) Em biết hiện tại em làm gì đi chăng nữa cũng vô ích, nên cuối cùng em quyết định làm đơn ly hôn đơn phương , em muốn hỏi luật sư , với tình trạng của em với chồng, phương thức ly dị của em phải như thế nào ? Nếu nhờ dịch vụ làm giùm thì chi phí có cao không ? Mong luật sư tư vấn giúp em đưa ra tình trạng ly dị hợp lí và có lợi cho em và con gái nhất . Mong được tư vấn .

Em xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật  hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

  >>Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật  hôn nhân  gọi

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp luật:

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung phân tích:

Trường hợp của bạn hiện nay pháp luật hôn nhân gia đình ghi nhận ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó, tại Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.

Theo đó, bạn có quyền đơn phương ly hôn, và Tòa án sẽ giải quyết trường hợp ly hôn của bạn khi có căn cứ xác định hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:
 Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đơn phương ly hôn:
+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn.
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung
+ Sau đó bạn đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.

Trong trường hợp bạn làm đơn ly hôn đơn phương việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sẽ được xác định theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Nếu Tòa án giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng thì chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn, đồng thời có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *