Xin chào Nptlawyer.com ;,luật sư cho tôi hỏi Nhà tôi cùng các anh chị, em đã ở ổn định từ trước năm 1955 đến nay. Nguồn gốc đất là trước đây gia đình tôi tản cư được chủ đất cho ở không giấy tờ, hàng năm mẹ tôi có trả một khoản tiền theo thương lượng.

 Đến nay mẹ tôi mất, Anh em tôi muốn làm giấy chủ quyền đất theo luật đất đai năm 1993, là nhà ở ổn định từ trước tới giờ vậy khi làm giấy chủ quyền nhà tôi có bị tranh chấp của chủ đất cũ không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai

                                                                            

                                                                             Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến :

Trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Nptlawyer.com ; của chúng tôi.Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

I Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai năm 1993

 Nghị Định 04/2000/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtĐất đai

II Nội dung phân tích:

Theo Điều 3 Nghị Định 04/2000/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtĐất đai

Điều 3.Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1.Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờquy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuêlại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụngđất (gọi tắt là Nghị định số 17/1999/NĐ-CP của Chính phủ), thì được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất.

Trongtrường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nêu tại khoản này mà đấtđó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch đó thì vẫn đượccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng phải chấp hành đúng các quy định vềxây dựng. Khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch xây dựng thì tổ chức,hộ gia đình, cá nhân phải chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền và được đền bù thiệt hại về đất, tài sản có trên đất theo quyđịnh của pháp luật.

2.Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có các giấy tờ nêu tạikhoản 1 Điều này, được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp thì được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trongtrường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ nêu tại khoản này mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy thì theo như bạn nói nhà bạn cùng các anh chị, em của bạn đã ở ổn định từ trước năm 1955 đến nay. Nguồn gốc đất là trước đây gia đình bạn tản cư được chủ đất cho ở không giấy tờ, hàng năm mẹ bạn có trả một khoản tiền theo thương lượng. Đến nay mẹ bạn mất, Anh em bạn muốn làm giấy chủ quyền đất theo luật đất đai năm 1993, là nhà ở ổn định từ trước tới giờ. Vậy khi làm giấy chủ quyền nhà bạn có bị tranh chấp của chủ đất cũ không?

Theo Điều 3 Nghị Định 04/2000/NĐ-CP thì nhà bạn chỉ được chủ đất cho ở và không có giấy tờ.Nay bạn muốn làm giấy tờ chủ quyền đất theo luật đất đai thì theo khoản 2 Điều 3 bạn phải được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp thì bạn mới được xem xét để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Còn trong trường hợp khi bạn muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chủ củ của nhà bạn không đồng ý thì sẽ được giải quyết theo khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Luật đất đai năm 1993

Điều 38

1- Nhà nướckhuyến khích việc hoà giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân.

Uỷ ban nhândân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Hội Nông dân, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hộikhác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hoà giải các tranh chấp đất đai.

2- Các tranhchấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơquan Nhà nước có thẩm quyền thì do Uỷ ban nhân dân giải quyết theo quy định sauđây:

a) Uỷ bannhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấpgiữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức, giữatổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình;

b) Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữatổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộcquyền quản lý của mình hoặc của Trung ương;

c) Trong trườnghợp không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đươngsự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định củacơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *