Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Một miếng đất 8mX13m, tôi mua 3,5mX13m, người còn lại 4,5mX13m. do tôi mua ít hơn nên người còn lại đứng tên. lúc mua tôi chỉ viết giấy tay(có lăn vân tay) và một giấy thỏa thuận là do người kia mua nhiều nên được đúng tên tới lúc tách sổ.

Bây giờ tôi muốn làm đồng sở hửu mà người kia không đồng ý vậy tôi kiện được không? gửi dơn ở đâu? nội dung đơn nêu lên vấn đề kiện như thế nào? mong Luật sư tư vấn giúp tôi dùm.
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Nptlawyer.com ;

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư.

Người gửi: Đinh Hòe

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp pháp luật của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau: 

Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2005, Luật đất đai 2013

Trước hết bạn phải xác định thời điểm mà bạn nhận chuyển nhượng là thời điểm nào bởi đối với hợp đồng chuyển nhượng đất thì bắt buộc phải công chứng thì mới có hiệu lực pháp luật. Quy định về hợp đồng chuyển nhượng bắt buộc phải công chứng có từ thời điểm Luật đất đai 2003. Hiện theo quy định pháp luật hiện hành hợp đồng này vẫn phải công chứng ( Điều 450 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và điểm b, khoản 3, Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005, điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013). Theo đó, từ thời điểm kể trên hợp đồng chuyển nhượng bất động sản không công chứng thì không có giá trị pháp lý. Đối với hợp đồng không có giá trị pháp lý thì đương nhiên các bên tham gia hợp đồng sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro. 

Nếu thời điểm bạn nhận chuyển nhượng trước năm 2003 thì hợp đồng viết tay của bạn hoàn toàn có giá trị pháp lý. Trường hợp người cùng mua mảnh đất với bạn không đồng ý để bạn làm người đồng sở hữu đối với diện tích đất này, cố tình phủ nhận quyền sử dụng đất thì bạn có thể tiến hành hai phương thức sau:

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013, khi hai bên không thể thỏa hiệp được sẽ yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua tổ hòa giải cấp cơ sở

– Nếu các bên không thể hòa giải được tại cơ sở thì  gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

-Nếu đã gửi đơn tới Ủy ban nhân dân xã mà các bên không hòa giải được thì có hai phương án giải quyết : khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đát đai 2013.

-Khởi kiện tại tòa án: tòa án chi giải quyết các tranh chấp đất đai mà đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có nhưng đang sử dụng đất ổn định được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013.

-Yêu cầu cơ quan hành chính giải quyết: theo quy định điểm a khoản 3 Điều 203  Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung giải quyết. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nếu thời điểm mà bạn chuyển nhượng đất sau khi có quy định về hợp đồng chuyển nhượng đất bắt buộc phải công chứng thì hợp đồng viết tay của bạn không có giá trị pháp lý. Đối với trường hợp này bạn phải chấp nhận rủi ro. Bạn cũng có thể tiến hành các phương thức trên nhưng chúng tôi không khẳng định rằng cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết cho bạn do giấy tờ của bạn không hợp lệ. Phương thức cuối cùng để bạn có thể làm để dành lại quyền và lợi ích cho mình là bạn làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng viết tay của bạn bị vô hiệu do sai hình thức. Hậu quả pháp lý như sau: 

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu  

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Trân trọng ./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

———————————–

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai ;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất ;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai ;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *