Xin kính chào Diễn Đàn Luật; ! Xin chào luật sư. Hiện tại đang sống tại một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa (Bá Thước-Thanh Hóa) tôi đã ly hôn từ tháng 8 năm 2012 lúc đó con tôi chưa được 1 tuổi ( 9 tháng). Khi chúng tôi ly hôn tòa án quyết định chồng tôi phải trợ cấp mỗi tháng 1 triệu đồng. nhưng tôi nhận được không đều tháng có tháng không, từ tháng 3/2015 đến nay tôi không nhận được tiền trợ cấp nuôi con của bố cháu nữa.

 Nay chồng cũ tôi muốn từ bỏ quyền giám hộ đối với con tôi để không phải trợ cấp, việc này tôi cũng đồng ý. Xin hỏi luật sư tôi phải làm thủ tục gì. Tôi cũng muốn đổi tên trong giấy khai sinh của con tôi nhưng cán bộ tư pháp lại không làm cho tôi, vậy có đúng không, tôi có thể đơn phương đổi giấy khai sinh cho con mình hay không? và để làm giấy cam kết từ bỏ quyền giám hộ của chồng tôi đối với con có được không? Nếu có thể xin luật sư cho tôi xin mẫu giấy này. Rất mong sự hồi âm của luật sư.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân gia đình của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến gọi : 1900  6162

Trả lời :

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội.

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội.

Nội dung phân tích :

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau :

Vấn đề 1 :  Khi vợ chồng bạn  ly hôn tòa án quyết định chồng bạn  phải trợ cấp mỗi tháng 1 triệu đồng. nhưng nhận được không đều tháng có tháng không, từ tháng 3/2015 đến nay bạn không nhận được tiền trợ cấp nuôi con của bố cháu nữa.  Nay chồng cũ  muốn từ bỏ quyền giám hộ đối với con để không phải trợ cấp, việc này bạn cũng đồng ý.  Theo Khoản 1  Điều 70 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Thay đổi người giám hộ  trong các trường hợp sau : 

" 1. Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 60 của Bộ luật này;

b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;

c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ."

Theo đó , chồng cũ bạn muốn từ bỏ quyền giám hộ của mình với con và bạn đồng ý thì đương nhiên sẽ thuộc : " Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ."   Khi đó vợ chồng bạn sẽ chuyển giao người giám hộ được cử theo quy định cụ thể của luật sau :

" Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định  Chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử như sau : 

+ Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.

+ Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Người cử người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.  

+  Việc chuyển giao giám hộ phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ mới công nhận."

Điều 64 Bộ luật dân sự năm 2005 Thủ tục cử người giám hộ như sau :

+ Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

+ Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

Như vậy, chồng bạn khi từ bỏ quyền giám hộ con mình thì chồng bạn phải tiến hành làm thủ tục cử người giám hộ và Chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử theo quy định và thủ tục nêu trên.

Vấn đề 2:   Bạn muốn đổi tên trong giấy khai sinh của con  nhưng cán bộ tư pháp lại không làm cho bạn . Theo Điểm c Khoản 1 Điều Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2005 Quyền thay đổi họ, tên , Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: " c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;"

Mặt khác , Theo Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định  Xác định cha, mẹ : "  Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. " . Do đó , chị là mẹ nên chị có quyền thay đổi tên trong giấy khai sinh cho con mình , cán bộ tư pháp không cho chị thay đổi là không đúng nhưng chị cần phải có sự đồng ý thêm của người chồng cũ vì con vẫn là con chung của 2 người trong thời kỳ hôn nhân.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *