Kính chào Diễn Đàn Luật; ! Khoảng 30 năm trước ( độ chừng năm 1985), gia đình tôi có mua một mảnh đất ở Long Thành. Sau khi mua, vì không ai trông coi có nhờ một người dân ở đó trông coi và làm vườn trên mảnh đất đó. Được chừng vài năm, người này xuất ngoại. Từ đó trở đi, mảnh đất đó bỏ trống, chẳng ai biết giờ như thế nào!
Giấy tờ đất cũng chẳng tìm ra, nay không biết gia đình em có thể nhờ địa phương trích lục lại giấy tờ được không? Trong trường hợp, đất đã có người khác chiếm thì có đòi lại được không?
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;.
Luật sư tư vấn đất đai trực tuyến gọi :
Trả lời :
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội.
Nội dung phân tích:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Đối với trường hợp của gia đình bạn, đã mất hết giấy tờ đất để chứng minh mảnh đất mua 30 năm về trước thuộc về gia đình bạn, để bảo vệ lợi ích của mình thì bạn có thể xin trích lục lại các giấy tờ đã mất. Theo Khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau : “Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”
Theo đó, tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất quy định: " Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất . Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất"
* Trong trường hợp bạn muốn biết , mảnh đất có người chiếm thì có đòi lại được không, trong trường hợp này thì cần xác định xem người chiếm giữ đất thuộc trường hợp chiếm giữ có căn cứ pháp luật hay không có căn cứ pháp luật. Theo Điều 183 Bộ luật dân sự 2005 quy định Chiếm hữu có căn cứ pháp luật như sau:
" Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định. "
Điều 189 Bộ luật Dân sự quy định: việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định trên là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Như vậy, đối với mảnh đất của bạn đã bỏ trống đến nay không biết thế nào thì người chiếm giữ có thể dựa vào Khoản 4 Điều Điều 183 Bộ luật dân sự 2005 chiếm hữu có căn cứ pháp luật : "Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; " nên bạn khó có thể đòi lại mảnh đất này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email npttrinhlaw@gmail.com hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI.