Xin chào Nptlawyer.com ;, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Em ở Thái Nguyên. Em lấy chồng được 3 năm đã có một cháu gái. Giờ cả 2 vợ chồng đều cảm thấy không hợp và không thể tiếp tục chung sống.

Hiện tại vợ chồng em không còn sống cùng nhau. Hộ khẩu của em đã chuyển về nhà chồng. Giờ em muốn văn phòng tư vấn cho em về thủ tục ly hôn cách viết đơn ly hôn cũng như việc cắt khẩu nhà chồng về nhà bố mẹ đẻ.

Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: tam

Một số mẫu văn bản áp dụng cho thủ tục ly hôn

1  Mẫu đơn xin ly hôn;

2. Mẫu đơn thuận tình ly hôn;

3. Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương ;

4. Mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng;

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Trả lời

Cơ sở pháp luật:

Bộ luật TTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 2011;

Luật hôn nhân gia đình 2014;

Luật cư trú 2006;

Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cư trú

Nội dung phân tích:

Thứ nhất, về thủ tục ly hôn

 Bạn sẽ cần phải chuẩn bị hồ sơ ly hôn, gồm có:

+ Đơn xin ly hôn (Tham khảo:Tải mẫu đơn xin ly hôn)

+   Biên bản hòa giải không thành (áp dụng đối với trường hợp xin ly hôn đơn phương);

+   Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính, của nguyên đơn và bị đơn).

+   Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn.

+   Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

+   Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

+   Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.

+   Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

Sau khi đã chuẩn bị xong bộ hồ sơ trên, bạn cần xác định Tòa án có thẩm quyền để giải quyết ly hôn.

+ Về thẩm quyền theo chung:

Theo quy định tại điều 33 BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011:

“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

1.  Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại  Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này”.

Theo đó, “Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1.  Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

2.  Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3.  Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4.  Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5.  Tranh chấp về cấp dưỡng.

6.  Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định”.

Do đó, tòa án giải quyết ly hôn cho bạn sẽ là tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Về thẩm quyền theo lãnh thổ:

Căn cứ khoản 1 điều 35 BLTTDS, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”;

 Như vậy, trường hợp này vợ của bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi  bạn cư trú, làm việc.

Ngoài ra, căn cứ điểm b) khoản 1 điều 35 BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011:

“b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều  25,  27, 29 và 31 của Bộ luật này”;

Do vậy, vợ chồng bạn còn có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng để giải quyết.

 Từ đó, thấy rằng để thực hiện thủ tục ly hôn của bạn có thể:

+ Gửi hồ sơ ly hôn lên tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương nơi vợ (chồng) bạn cư trú hoặc làm việc.

+ Hoặc vợ chồng bạn thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn Tòa án sẽ giải quyết ly hôn, sau khi thỏa thuận được thì gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mà vợ hoặc chồng đang cư trú hoặc làm việc.

Thứ hai, thủ tục tách khẩu:

– Nơi nộp hồ sơ tách khẩu:

+ Đối với các thành phố trực thuộc trung ước nộp hồ sơ tại: Công an huyện, quận, thị xã.

+ Đối với các tỉnh nộp hồ sơ tại: Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời gian giải quyết:

Thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trong trường hợp cơ quan quản lý không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao không giải quyết.

Trân trọng cám ơn!

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình

———————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *