Thưa Nptlawyer.com ;, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Do điều kiện chúng tôi rất bận với công việc, nên không có thời gian làm thủ tục giấy tờ ly hôn, hiện giờ tôi lại công tác xa nhà nên không thể luôn có mặt ở nhà để tiện cho việc ly hôn của 2 vợ chồng. Vì vậy tôi muốn thuê công ty làm hộ giấy tờ ?

1. Thủ tục giấy tờ thuận tình ly hôn cần những gì?

2. Mất bao nhiêu thời gian từ khi gửi đơn đến khi ra toà ?.

3. Ra toà theo ngày mà tôi định trước có được không ? ( vì tôi đi công tác xa nhà nên không thể muốn về là về được )

4. Chi phí của công việc này là bao nhiêu.( chúng tôi đã đồng thuận gần như là đầy đủ, chỉ còn định giá tiền chu cấp nuôi dưỡng con hàng tháng theo quy định của pháp luật sau khi ly hôn thôi) .

 Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Nptlawyer.com ;

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư.

Người gửi: Thanh Ba

Tham khảo mẫu đơn xin ly hôn liên quan:

1. Mẫu đơn xin ly hôn;

2. Mẫu đơn thuận tình ly hôn;

3. Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương ;

4. Mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng;

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh vì đã gửi câu hỏi đến Nptlawyer.com ;.

Về vấn đề của anh, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Hồ sơ chuẩn bị thuận tình ly hôn bao gồm:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án nhân dân cấp huyện).

– Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của hai vợ chồng.

– Bản sao chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng.

– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con chung (nếu có).

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung của 2 vợ chồng: như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng kí xe,…

 

2. Về thời gian thụ lý vụ việc ly hôn:

– Sau khi vợ/chồng gửi hồ sơ xin ly hôn đến tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi 1 trong 2 vợ chồng cư trú, trong thời hạn 5 ngày làm việc tòa án sẽ kiểm tra đơn và gửi đến nguyên đơn thông báo nộp tạm ứng án phí.

– Sau khi nhận được thông báo tạm ứng án phí, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phi cho Tòa án.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải. Nếu Hòa giải không thành, xét thấy 2 bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom  nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

– Trong thời 7 ngày làm việc từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn), nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

 

3. Về chi phí của vụ việc ly hôn:

– Theo Điều 131 Bộ Luật Tố Tụng Dân sự: “Trong vụ án ly hôn, nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm”.

– Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí,  đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí là 200.000 đồng (nếu không có tranh chấp về tài sản).

– Về tiền cấp dưỡng nuôi con:

Tại điểm mục 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

 Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Việc quyết định mức cấp dưỡng thì Tòa án căn cứ vào sự tự nguyện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện, Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng.  Khi Tòa án quyết định mức tiền cấp dưỡng  sẽ cân nhắc tới điều kiện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, tình hình thực tế của đời sống sinh hoạt của cháu nhỏ; Tòa án cũng sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;

———————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *