Xin chào Nptlawyer.com ;, mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề như sau: Tôi quê ở Bắc Giang SN 1988. Tháng 4/2015 tôi có kết hôn với chồng có hộ khẩu tại Thanh Oai, Hà Nội nhưng hiện tại đang cư trú tại Hoàng Mai (chưa cắt khẩu ở Thanh Oai mà chỉ làm KT2). Tôi chưa nhập khẩu về nhà chồng. Từ khi kết hôn đến hết tháng 9/2015 chúng tôi sống cùng nhau tại Hoàng Mai.

Từ tháng 10/2015 đến nay tôi đã dọn ra ngoài sống riêng. Hiện tôi đang có bầu bé đầu, tuần thứ 27. Tháng 01/2015 chúng tôi được mai mối do mối quan hệ họ hàng. Vì 2 bên gia đình giục nhiều lần và chúng tôi cũng đến tuổi phải lập gia đình nên tôi đồng ý chuyện mai mối và để tìm hiểu. Nhưng sau đó gia đình chồng tôi nói bố chồng tôi ốm nặng phải cưới chạy tang gấp nên hai bên đã chọn tháng 2/2015 để tổ chức nhưng không may bố chồng tôi mất trước khi tổ chức nên phải hoãn lại và tôi đã chuyển đến nhà chồng ở. Khi về ở tôi thấy hoàn cảnh gia đình, suy nghĩ, nhận thức và lối sống của tôi và chồng không hợp nhau (Tôi làm việc văn phòng còn chồng tôi làm nghề ở nhà). Đến tháng 4/2015 chúng tôi mới đăng ký kết hôn. Quá trình chung sống của chúng tôi rất bế tắc chúng tôi hầu như không nói chuyện và chia sẻ với nhau. Chồng tôi cũng không bao giờ quan tâm đến việc của gia đình, tôi có thai chồng tôi cũng không hỏi han …. Tôi đã nói chuyện với anh nhiều lần nhưng anh vẫn chứng nào tật ấy. Chúng tôi đã ly thân từ tháng 6/2015. Đến tháng 9/2015 nhận thấy không thể tiếp tục cuộc sống với chồng nên tôi quyết định chuyển ra ngoài sống và làm thủ tục ly hôn. Mong luật sư tư vấn thủ tục ly hôn nhanh để tôi có thể ly hôn trước khi sinh con. Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Người gửi: T.T

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Gọi Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật hôn nhân: .

Trả lời:

 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Nptlawyer.com ;, về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân vfa gia đình 2014. 

Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011. 

Nội dung tư vấn:

Về hồ sơ cần chuẩn bị để yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, theo điều 165 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung 2011), ngoài đơn khởi kiện, cần cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết chứng minh căn cứ khởi kiện là hợp pháp:

"Điều 165. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.”

Trên thực tế, đối với các vụ ly hôn, Tòa án sẽ yêu cầu thêm các giấy tờ sau:

+ Đơn xin ly hôn (Đơn xin thuận tình ly hôn; Đơn xin ly hôn đơn phương; Giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng)

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

+ Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân của vợ và chồng.

+ Bản sao chứng thực hộ khẩu.

+ Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có).

+ Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản chung và riêng.

Về thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có quy định:

Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Điều 28. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3. Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

7. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 28 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

Theo đó, bạn có thể gửi hồ sơ xin ly hôn của mình tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi chồng bạn sinh sống để yêu cầu giải quyết.

Về án phí, theo Danh mục Mức án phí và lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số 10/2009/UBTVQH12, án phí sơ thẩm của vụ án ly hôn sẽ là 200.000 đồng.

Về thời gian giải quyết, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 cũng quy định:

"Điều 167. Thủ tục nhận đơn khởi kiện

Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

2. Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;

3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án."

Sau khi thụ lý vụ án nếu đủ điều kiện, thời gian Tòa giải quyết vụ án sẽ tùy thuộc vào tính chất đơn giản hay phức tạp của vụ án và các tình tiết phát sinh khác.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *