Kính chào Nptlawyer.com ;, tôi có một vài thắc mắc xin được tư vấn như sau: Gia đình anh trai tôi đã tiến hành thủ tục ly hôn, tòa đã xử và phân chia tài sản. Tuy nhiên khi phân chia tài sản thì 1 trong 2 người con không ký ( 2 người con trên 18 tuổi). Như vậy đã được gọi là ly hôn chưa?

Nếu người con kia không gửi bản ký đồng ý đó, cũng không có khiếu nại gì, thì có cách xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ  chuyên mục tư vấn luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

                                                                            

                                                                           Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 

Trả lời:

 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Nptlawyer.com ;, căn cứ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 

Nội dung:

Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình

Thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn. Bản án hoặc quyết định cho ly hôn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới không tồn tại trước đó cũng như thiết lập các quyền mới của bên này hoặc bên kia trong quan hệ hôn nhân trước đó.Do vậy để biết được thời điểm của việc ly hôn thì cần phải căn cứ vào thời điểm có hiệu lức của quyết định ly hôn do Tòa tuyên.

Trong một quyết định ly hôn của Tòa sẽ có các phần quy định về nhân thân ( ly hôn) và tài sản khi phân chia (nếu các bên không tự thỏa thuận được và yêu cầu Tòa chia).

Quyết định của Tòa sẽ có hiệu lực ngay khi được tuyên, việc người con đã thành niên không ký vào quyết định chia tài sản không làm ảnh hưởng đến việc có hiệu lực của việc ly hôn giữa cha, mẹ. Nếu người con không ý hay không kháng cáo thì việc chia tài sản vẫn diễn ra bình thường.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *