Thưa luật sư, Tôi là N.T.M.T, tôi muốn ly hôn với chồng vì chồng tôi đã ngoại tình vì khuyên can không được nên tôi quyết định ly hôn. chúng tôi kết hôn năm 2014 và có với nhau 1 đứa con (11 tháng tuổi).

Chồng tôi đã bỏ nhà đi theo tình nhân được 3 tháng nay không liên lạc được cũng không biết anh ta ở đâu, làm gì, dùng số điện thoại nào? tôi đã làm đơn ly hôn nộp về nơi anh ta trước đây sinh sống nhưng người ta không nhận, vì họ nói tôi không rõ nơi ở của anh ta nên họ không thể nhận đơn của tôi, họ yêu cầu tôi phải xác minh, nhưng khi đi xác minh thì người ta nói phải chính người đó (là chồng tôi) đi thì mới chấp nhận xác minh.

Xin hỏi: Bây giờ tôi không biết anh ta nơi nào nữa tôi muốn ly hôn và không muốn dính dáng gì với anh ta thì xin hỏi luật sư tôi phải làm sao? tôi cần làm gì? tôi với anh ta có con chung nhưng tôi không muốn con tôi gặp anh ta hay cần anh ta chu cấp tôi có thể xin toà về việc này được không? Mong có được sự giúp đỡ của luật sư, xin cám ơn!

Người hỏi: N.T.M.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi:

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 

Luật hôn nhân gia đình 2014 

Nội dung phân tích:

Thứ nhất, về việc ly hôn trong trường hợp không rõ địa chỉ một người ở đâu?

Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền giải quyết của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau :

Điều 36. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Như vậy bạn có thể yêu cầu Tòa án nơi mà chồng bạn làm việc hoặc có trụ sở cuối cùng để giải quyết.

Theo quy định tại   BLTTDS Điều 59 điểm a, khoản 2, Điều 58, điểm a, khoản 1 bạn có nghĩa vụ “cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Do đó bạn cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh về nơi cư trú cuối cùng của chồng bạn cho tòa án. Có thể là giấy xác nhận của cơ quan về ngày làm việc cuối cùng của chồng bạn

Thứ hai, về vấn đề con chung ,cấp dường, chăm nom sau khi ly hôn

con bạn chỉ mới được 11 tháng như vậy theo quy định của luật hôn nhân gia đình bạn sẽ được quyền nuôi con

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Luật hôn nhân gia đình quy định tại Điều 82, Điều 83 về quyền, nghĩa vụ của ngươi trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con như sau :

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, việc cấp dưỡng cho con chưa thành niên là nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con. trong trường hợp chồng bạn muốn cấp dưỡng thì tòa án không thể thõa mãn yêu cầu của bạn. và đây cũng là quyền lợi của con bạn nên bạn cần cân nhắc.

Luật cũng quy định việc cản trở con cái gặp cha mẹ sau khi ly hôn là vi phạm pháp luật.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email lienhe@Nptlawyer.com.vn hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật: .

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *