Thưa luật sư, Thưa luật sư Gia đình tôi sinh sống trên mảnh đất 1480m2, ổn định từ năm 1966 và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng thuế với địa phương. Năm 2009 bố tôi chết. Trước khi chết bố tôi không để lại di chúc.

Nay chủ trương của địa phương là làm sổ đỏ cho tất cả các hộ gia đình trong xóm. Mẹ tôi mang các giấy tờ cần thiết ra UBND xã thì được anh cán bộ địa chính nói là:  “Thủ tục làm sổ đỏ cho mảnh đất này còn cần phải có giấy từ chối hưởng quyền thừa kế di sản, tài sản của các anh chị em tôi (trừ cô em dâu vì cậu em trai tôi đã chết năm 2004) thì mới làm được”. Anh chị em tôi thấy vô lý quá, vì tất cả ai cũng muốn được hưởng quyền thừa kế khi mẹ tôi qua đời (vì nay mẹ tôi cũng đã 85 tuổi rồi). Xin hỏi luật sư mẹ tôi phải làm thế nào để làm được sổ đỏ cho mảnh đất gia đình đang ở

  Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Nptlawyer.com ;

  Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

  Kính thư

   Người gửi: dienanh

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  

Trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi những thắc mắc cho chuyên mục. dựa vào những dữ liệu bạn cung cấp, tôi có thể trả lời bạn như sau:

Nếu bạn và các anh chị em đều muốn để mẹ bạn đứng tên mảnh đất này các anh chị em của bạn có thể mở cuộc họp gia đình và biên bản họp phải có chữ ký của tất cả mọi người đồng ý để mẹ bạn đứng tên.

Việc UBND yêu cầu các anh chị em bạn từ chối hưởng quyền thừa kế di sản, tài sản là đúng theo thủ tục vì theo trường hợp trên thì bố bạn không để lại di chúc nên tài sản được chia theo pháp luật

Điều 675, luật dân sự năm 2005 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Về nguyên tắc tài sản, di sản được chia theo hàng thừa kế cụ thể ở đây hàng thừa kế thứ nhất gồm mẹ bạn, các anh các chị ruột của bạn và bạn theo :
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Do đó yêu cầu trên của UBND là đúng pháp luật.
Còn về vấn đề bạn và các anh chị của bạn vẫn muốn hưởng thừa kế sau khi mẹ bạn mất vẫn được vì từ chối ở đây là từ chối nhận tài sản thừa kế của bố bạn để lại, còn sau này tài sản của mẹ bạn để lại các anh chị em của bạn vẫn được quyền hưởng thừa kế bình thường theo quy đinh của pháp luật kể cả sổ tài sản, di sản mà bố bạn để lại cho mẹ bạn,

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *