Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Khu dân phố của tôi có 5 hộ dân sống chung, nhưng tất cả các hộ đều đua nhau xây bậc cầu thang, đường lên xe máy đề lấn ra ngõ đi chung? vậy cơ quan nào giải quyết ? tôi có thể yêu cầu UBND xã cưỡng chế trả lại mặt bằng không?

Bài viết liên quan:

>> Tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Trả lời:

Tranh chấp giữa gia đình bạn và gia đình hàng xóm là tranh chấp về lối đi chung.

1. UBND xã không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép của gia đình hàng xóm.

Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: “3. Đối với trường hợp tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng trái phép trên đất thì người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính để buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm, bao gồm:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”

Như vậy, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép trên đất thuộc về chủ tịch UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp tỉnh.

UBND xã không có thẩm quyển ra quyết định mà chỉ có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế thi hành theo quyết định của cấp trên.

2. UBND xã có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính.

Điều 28 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 quy định: “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

4. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

5. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

6. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;

7. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”

3. Nếu gia đình kia không tham dự Hòa giải theo triệu tập của UBND Xã, thì trình tự giải quyết như sau:

– UBND tiến hành triệu tập lần thứ 2, nếu một bên đương sự vẫn tiếp tục vắng mặt thì UBND ra biên bản hòa giải không thành vì một bên đương sự vắng mặt.

– Sau đó, gia đình bạn nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.

4. Nếu gia đình bạn nộp đơn cho UBND rồi tự ý tháo dỡ thì không đúng theo quy định của pháp luật như phân tích ở ý 1 ở trên. Thẩm quyền ra quyết định và thực hiện do cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Để đảm bảo quyền và lợi ích của gia đình, gia đình bạn nên nhờ có quan có thẩm quyền can thiệp

Trân trọng./.

BAN BIÊN TẬP – Nptlawyer.com ;

——————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *