Thưa Luật sư! Bố mẹ em có 5 người con, em là kế út nhưng là trai trưởng, em có 1 người chị ruột sinh năm 1985 có chồng và đã ly hôn. Sau đó chị quan hệ với 1 người đàn ông và có 1 đứa con trai đến nay cháu đã được 7 tuổi. Hiện nay chị và cháu đang sống ở nhà bố mẹ ruột. Bố của cháu từ lúc sinh ra đến giờ không gặp mặt, giấy khai sinh của cháu chỉ có tên mẹ.

Hiện nay chị có quan hệ với 1 người đàn ông sinh năm 1982 ở khác tỉnh và dự định sẽ kết hôn vào 7/2016 sau đó về quê của anh ta sinh sống. Theo em được biết thì anh ta chưa có lập gia đình. Bố mẹ em quyết định cho cháu 1 lô đất ở cạnh nhà (chỉ cho cháu chứ không cho 2 vợ chồng). Vậy em xin nhờ luật sư cho em biết : Nếu cho cháu như vậy mà cháu còn nhỏ thì có được không và nếu được thì cần làm những thủ tục gì ? Nếu xây nhà trên mảnh đất đó thì như thế nào và quyền đứng tên ngôi nhà đó thuộc về ai ? Giả sử Bố mẹ em mất sớm mà cháu chưa đủ 18 tuổi nếu có xảy ra tranh chấp với bố dượng của cháu về mảnh đất đó thì sẽ như thế nào và Tôi sẽ là người bảo hộ cho cháu được không?

Tôi xin cảm ơn!

 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai  của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi : 

 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự năm 2005

Luật Đất Đai năm 2013

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011

2. Nội dung tư vấn:

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định

1. Tặng cho quyền sử dụng đất

Điều 20 BLDS 2005 quy định: Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

"1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

Điều 723. Nội dung của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
"Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:
1. Tên, địa chỉ của các bên;
2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;
3. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
4. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;
6. Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;
7. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng"

Theo thông tin bạn cung cấp, cháu bạn hiện nay 7 tuổi, do đó khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền tặng cho cháu quyền sử dụng đất và thủ tục ở đây chính là xác lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Như vậy, hai bên xác lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sau đó phải công chứng, chứng thực theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực…” nên hợp đồng tặng cho cháu trai bạn đất và tài sản găn liền trên đất phải được lập thành văn bản và có công chứng chứng thực.

* Quyền đứng tên trên sổ đỏ. 

Theo quy định pháp luật đất đai, không có quy định rõ ràng nào quy định về độ tuổi đứng tên trên sổ đó. Tuy nhiên, trên thực tế, một số cơ quan có thẩm quyền, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với đối tượng dưới 18 tuổi đứng tên thì họ có ghi thêm người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Như vậy, khi thực hiện xong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, thì cháu của bạn có thể được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 Về xây nhà trên mảnh đất đó. Bạn cần xác định được thời điểm xây nhà trên mảnh đất đó là khi nào, trước hay sau khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Mặt khác, phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng tặng cho mà bố mẹ bạn và cháu xác lập.

2. Xảy ra tranh chấp

Khoản 6 Điều 57 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định:

"6. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện"

Điều 73. Người đại diện
"1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền.
2. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng."

Điều 75. Những trường hợp không được làm người đại diện
"1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự.
3. Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật."

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

Điều 139. Đại diện
"1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền.
4. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.
5. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này."

Điều 141. Người đại diện theo pháp luật
"Người đại diện theo pháp luật bao gồm:
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;
3. Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
7. Những người khác theo quy định của pháp luật"

Theo thông tin bạn cung cấp, khi xảy ra tranh chấp, cháu bạn chưa đủ 18 tuổi, do đó cháu bạn chưa đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự trong trường hợp này, do đó cần người khác thực hiện khởi kiện, đó chính là đại diện theo pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, và Bộ luật dân sự 2005 quy định thì người đại diện theo pháp luật là mẹ của cháu. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ của cháu cũng là đương sự trong vụ tranh chấp và có quyền, nghĩa vụ đối lập với quyền và nghĩa vụ của cháu thì trường hợp này mẹ cháu không phải là người đại diện theo pháp luật của cháu. Trong trường hợp đó, sẽ theo chỉ định của Tòa án để xác định người đại diện hợp pháp của cháu tham gia tố tụng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư dân sự.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *